Tìm giải pháp phát triển công nghiệp Điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á

Hội thảo quốc tế “Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp Điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á” (ảnh Thùy Dương).
Hội thảo quốc tế “Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp Điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á” (ảnh Thùy Dương).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp Điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á” đóng góp những ý kiến thiết thực, đề xuất những giải pháp hiệu quả để các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nghệ sĩ sáng tạo, các nhà làm phim Việt Nam và Đông Nam Á xây dựng nền công nghiệp điện ảnh ở mỗi nước và cùng nhau tạo sự phát triển chung của điện ảnh khu vực.

Chiều ngày 14/3/2023, tại Hà Nội, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức hội thảo Điện ảnh quốc tế “Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp Điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á” cùng sự hợp tác của Cục Hợp tác quốc tế.

Tiến sỹ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển Điện ảnh Việt Nam phát biểu, hội thảo rất có ý nghĩa khi được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam 15/3/1953 - 15/3/2023.

Các đại biểu thảo luận tại hội thảo (ảnh Thùy Dương).

Các đại biểu thảo luận tại hội thảo (ảnh Thùy Dương).

Luật Điện ảnh được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tháng 6/2022 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển công nghiệp điện ảnh. Tuy nhiên từ khung pháp lý, để luật đi vào cuộc sống cần có những cơ chế, chính sách phù hợp và hiệu quả. Bởi vậy, việc trao đổi, tiếp thu kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, các nghệ sĩ, nhà làm phim thuộc các thế hệ của điện ảnh Việt Nam với các chuyên gia từ những nước đã có quá trình xây dựng công nghiệp điện ảnh từ nhiều thập kỷ và các nước gần gũi trong khu vực Đông Nam Á là rất bổ ích và thiết thực.

Phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề “Chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất phim”. Các vấn đề được thảo luận ở phiên 1 bao gồm: Chính sách phát triển điện ảnh trở thành ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo mũi nhọn; Chính sách của Nhà nước về tài trợ sản xuất phim và chính sách bảo hộ phim trong nước; Cần có những thay đổi gì trong chính sách và giải pháp tài trợ/đặt hàng của Nhà nước để sản xuất được những bộ phim thành công.

Phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Chính sách hợp tác quốc tế trong quảng bá và hợp tác sản xuất phim”. Các vấn đề được thảo luận ở phiên 2 là: Chính sách điện ảnh tại các nước ASEAN: chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giữa Việt Nam, Indonesia và Thái Lan; Chính sách ưu đãi khi hợp tác, cung cấp dịch vụ sản xuất phim với đối tác nước ngoài; Thu hút đối tác quốc tế đầu tư vào các hãng phim chất lượng cao tại Việt Nam; Tổ chức Liên hoan phim, Giải thưởng điện ảnh.

Phiên thảo luận thứ ba có chủ đề “Khuyến nghị về chính sách, biện pháp thúc đẩy sáng tạo và phát triển thương hiệu điện ảnh quốc gia”. Các vấn đề được đưa ra thảo luận: Phát huy tính sáng tạo, nâng cao năng lực và nuôi dưỡng tài năng điện ảnh; Phát triển thương hiệu điện ảnh quốc gia; Phân phối phim trong nước ra nước ngoài và trên các nền tảng kỹ thuật số; Kinh nghiệm mô hình một số Quỹ Điện ảnh quốc tế.

Hội thảo có sự tham gia của ông Trần Thanh Lâm, Phó trưởng Ban TGTW; PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; PGS. TS Tạ Quang Đông- Thứ trưởng Bộ VHTTDL; bà Nguyễn Phương Hòa - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bà Lý Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Jacob Neiiendam - Trưởng ban Quốc tế tại Viện phim Đan Mạch, ông David Wilson - Cố vấn cho Ủy ban Vương quốc Anh tại UNESCO; bà Vivian Idris - chuyên gia Điện ảnh Cấp cao, Phó Chủ tịch Hội đồng Điện ảnh Indonesia; ông AJ. Kissada Kamyoung - Nhà sản xuất, cán bộ nghiên cứu chủ chốt của Dự án Thúc đẩy Kết nối và Thiết kế Môi trường sáng tạo cho các nhà làm phim do UNESCO tài trợ tại Thái Lan; Đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh; Biên kịch- Đạo diễn Phan Đăng Di; ông Nguyễn Trinh Hoan - Nhà sáng lập Công ty Cổ phần Sản xuất phim Hoan Khuê; Tiến sĩ Đào Lê Na - Giảng viên Đại học Fullbright, Trưởng bộ môn Sáng tác và Phê bình Sân khấu - Điện ảnh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh...

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.