"Tìm đầu ra cho sản phẩm" để nông sản không thành... rác thải

(PLVN) - Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sự liên kết giữa các hộ dân với doanh nghiệp từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản còn hạn chế vẫn đang là tồn tại, hạn chế mà tỉnh Phú Thọ tìm cách khắc phục. Bài toán này lại càng trở nên khó khăn hơn trong giai đoạn dịch Covid-19 tái bùng phát.

Tiêu thụ khó khăn vì dịch Covid 19

Sau Tết Nguyên đán, nhiều hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bước vào vụ thu hoạch nông sản, trong đó có Hợp tác xã Liên Gia Trang, xã Thụy Liễu, huyện Cẩm Khê. Theo cam kết trước đó, doanh nghiệp từ Hải Dương sẽ tiến hành thu mua hành lá của bà con nông dân. Thế nhưng, do ảnh hưởng của dịch Covid -19, các đơn vị bao tiêu sản phẩm ở tỉnh Hải Dương chưa thể đến thu mua đã khiến nhiều hộ dân đứng trước nguy cơ mất trắng.

Trước tình hình trên, chính quyền địa phương và Liên minh Hợp tác xã tỉnh Phú Thọ đã tìm kiếm thị trường, kết nối cung cầu với doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Tưởng chừng như nông sản không thể tiêu thụ, bà con nông dân hợp tác xã Liên Gia Trang đã có thể thở phào sau khi một số doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Bình liên hệ thu mua. Một số hộ dân cho biết, sau khi hành lá được thu hoạch, trừ đi chi phí đã bỏ ra, họ lãi được từ 10 đến 15 triệu đồng trên mỗi sào.

Vụ mùa thắng lợi của bà con Hợp tác xã Liên Gia Trang
 Vụ mùa thắng lợi của bà con Hợp tác xã Liên Gia Trang 

Tuy nhiên, câu chuyện của hợp tác xã Liên Gia Trang chỉ là một điểm sáng trong việc tiêu thụ nông sản tại tỉnh Phú Thọ. Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 tái bùng phát, rất nhiều hộ dân đã chịu cảnh lao đao vì nông sản khó tiêu thụ, đặc biệt là với các hợp tác xã, đơn vị sản xuất có liên kết với các doanh nghiệp tại Hải Dương.

Trong buổi làm việc mới đây với Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh đã thừa nhận, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được trong năm qua, sản xuất nông nghiệp tại Phú Thọ còn một số tồn tại, khó khăn cần khắc phục như: quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, sản phẩm qua chế biến còn ít; liên kết giữa các hộ dân với doanh nghiệp từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản còn hạn chế; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo thấp... Chỉ là “một số”, nhưng đây lại là những điểm yếu, có thể kéo nền nông nghiệp địa phương đi chậm lại và vẫn chưa thể giải quyết triệt để, nhất là trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh như hiện nay.

Tìm hướng đi bền vững

Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại trong nông nghiệp, nông thôn của địa phương, nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã đưa ra nhiều giải pháp, xây dựng định hướng mới.

Trong đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp thông qua các chủ trương, nghị quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực, có tính đặc trưng vùng miền. Đặc biệt, việc liên kết giữa các hộ dân và doanh nghiệp, tìm đầu ra cho sản phẩm đã được chú trọng.

Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân, các cơ quan liên quan đã tích cực đưa ra các giải pháp để nâng cao chuỗi giá trị nông phẩm, thúc đẩy quảng bá, tiếp thị. Cùng với đó, từ nhiều năm nay, tỉnh đã xác định người nông dân là chủ thể trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, Hội nông dân tỉnh đã quan tâm, chú trọng thực hiện các chính sách tạo động lực cho nông dân, từ đó từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Người dân được xác định là chủ thể trong phát triển nông nghiệp được thể hiện ngay trong vụ mùa thành công của bà con nông dân Hợp tác xã Liên Gia Trang. Bên cạnh sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, Chủ tịch UBND xã Thụy Liễu cũng cho biết: các thành viên trong Hợp tác xã cũng đã có sự chủ động trong việc tìm kiếm đầu ra, liên hệ với một số doanh nghiệp thu mua sản phẩm.

Được mùa, mất giá vốn đã là vấn đề được đặt ra trong nhiều năm liền không chỉ tại Phú Thọ mà còn rất nhiều địa phương khác trên cả nước. Thế nhưng, trước khó khăn của đại dịch, không chỉ là “mất giá”, người nông dân còn có thể đứng trước nguy cơ “mất trắng” vì nông sản không có đường ra.

Từ thực tế tại Hợp tác xã Liên Gia Trang vừa qua cho thấy, dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp và đặc biệt là sự chủ động, có trách nhiệm của chính người nông dân sẽ giúp nông sản có hướng đi bền vững, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.

Đọc thêm

Cấm thuốc lá mới, Singapore và Brazil giảm tỷ lệ hút thuốc xuống mức thấp nhất thế giới

Bà Bungon Ritthiphakdee, Nhà sáng lập và Cố vấn cấp cao, Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA).
(PLVN) - Hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã cấm thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng (TLNN), trong đó Singapore, Brazil và Hồng Kông (Trung Quốc) đã chứng minh hiệu quả của lệnh cấm khi duy trì tỷ lệ hút thuốc thấp nhất thế giới, lần lượt là 10,1%, 9,1% và 9,5%. Thuế thuốc lá cũng được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong việc kiểm soát tỷ lệ hút thuốc.

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Thông tin mới nhất từ VASEP, giá tôm nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng mạnh từ giữa tháng 8 và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới do thiếu hụt nguồn cung và sản lượng tôm nguyên liệu từ các quốc gia sản xuất lớn trên thế giới cũng giảm mạnh, khiến nhu cầu tôm Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường quốc tế tăng cao.

Thấy gì sau chương trình Online Friday 2024?

KOL, KOC có ảnh hưởng lớn đến quyết định và hành trình mua sắm của người tiêu dùng trong Online Friday 2024.
(PLVN) - Sự kiện Online Friday 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn quan trọng, không chỉ làm tăng lượng mua sắm trực tuyến mà còn làm nổi bật vai trò của công nghệ và KOLs trong việc kết nối hàng Việt với người tiêu dùng. Từ các phiên livestream sôi động đến sự hợp tác giữa các nền tảng thương mại điện tử lớn và địa phương, sự kiện đã chứng minh sức mạnh của chuyển đổi số trong việc quảng bá và tiêu thụ hàng Việt.

Lập kỷ lục mới, xuất khẩu thủy sản 2024 tự tin cán mốc 10 tỷ USD

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi đạt mức kỷ lục 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 ghi nhận giá trị 924 triệu USD, tiếp tục tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Ngành xuất khẩu thủy sản đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.

Giá vàng SJC tăng, nhẫn trơn “nín lặng”

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhẫn trơn lại giữ mức giá ổn định, không có biến động đáng kể, phản ánh xu hướng thận trọng của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động.

Chờ đợi tin sốc từ giá vàng hôm nay

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giá vàng ngày 26/11 trên thị trường quốc tế tiếp đà lao dốc sau hoạt động chốt lời của giới đầu tư. Trong nước, nhiều doanh nghiệp điều chỉnh hạ giá tới hơn 1 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia nêu lý do cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Việc tăng thuế thuốc lá không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là chiến lược quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế và kinh tế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và nhóm người có thu nhập thấp – những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác hại của thuốc lá.

Giá vàng nhẫn trơn lại tiếp tục tăng cao

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giao dịch lúc 8h55 sáng nay – 20/11, giá vàng tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Giá vàng miếng SJC chạm mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn vượt 8 5 triệu đồng/lượng.