Trong “tâm bão” dịch tả lợn Châu Phi: Làm gì để người dân không quay lưng với thịt lợn?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Ngoài chính sách tăng hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy thì vấn đề kiểm soát ATTP trong thời điểm bùng phát dịch tả lợn châu Phi được cho là vấn đề “then chốt” để người dân không quay lưng với thịt lợn.

Người tiêu dùng lo ngại?

Là doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, kể từ ngày công bố dịch tả lợn Châu Phi Công ty TNHH Tâm Lộc, TP. Hà Tĩnh đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh khi thị trường thịt lợn đang có những biến động lớn. Ông Trần Hữu Cần, Giám đốc Cty TNHH Tâm Lộc cho biết: Kể từ ngày công bố dịch tả lợn giá lợn hơi giảm từ 48-50 ngàn đồng/kg xuống còn 33 ngàn đồng/kg.  

Nếu như trước đây các thương lái mua của DN này mỗi ngày 40-50 con thì cả tháng nay chỉ tầm 10-15 con, biểu cân trước đây 100 kg thì bây giờ chỉ còn khoảng 70-80kg vì ế không bán được.  Dù chưa có dịch ở Hà Tĩnh, vài tuần nay Cty hầu như không bán dược con lợn nào cho thị trường nội tỉnh”- ông Cần cho hay.

Điều đáng lo ngại là đến thời điểm hiện nay, người tiêu dùng bắt đầu quay lưng với sản phẩm thịt lợn. Và điều này đã đang sẽ ảnh hưởng gây thiệt hại rất lớn cho các hộ chăn nuôi cũng như các DN đang đầu tư vào lĩnh vực này. Lo ngại tình trạng bán đổ, bán tháo gây thiệt hại lớn khiến cho Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phải lên tiếng kêu gọi người dân bình tĩnh, không hoang mang, không nên quay lưng với thịt lợn. Lãnh đạo Bộ này kêu gọi người dân sử dụng bình thường và trấn an tất cả các ổ dịch bùng phát, đã tiêu hủy, khoanh vùng và khống chế.

Theo nhiều DN, dịch tả lợn tuy được khẳng định là không lây sang người nhưng sức tiêu thụ sản phẩm vẫn đang có xu hướng giảm mạnh là do tâm lý người tiêu dùng đang bị đè nặng, nhất là trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi đang còn những diễn biến phức tạp. Đi kèm với đó là công tác kiểm soát ATTP chưa hiệu quả cũng được cho là lý do quan trọng khiến cho người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn.   

Cần đẩy mạnh kiểm soát ATTP

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi việc Thủ tướng Chính phủ cho phép nâng mức hỗ trợ các hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy từ 38.000 đồng/kg, thấp hơn với giá thị trường lên 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5 đến 1,8 lần đối với lợn nái được đánh giá là cần thiết để giúp người chăn nuôi an tâm, chuẩn bị đầy đủ tâm lý để đối mặt với dịch bệnh.

Tuy nhiên, ngoài chính sách tăng hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy thì vấn đề kiểm soát ATTP trong thời điểm bùng phát dịch tả lợn châu Phi được cho là vấn đề “then chốt” để người dân không quay lưng với thịt lợn. Ông Trần Hữu Cần, Giám đốc Cty TNHH Tâm Lộc cho rằng: quản lý an toàn vệ sinh ATTP lỏng lẻo đang là nỗi ám ảnh đối với người dân. Vụ ăn thịt lợn bẩn bị nhiễm sán ở Bắc Ninh vừa rồi là một ví dụ điển hình cho nổi sợ hãi đó. 

“Quy trình kiểm định ATTP đang có vấn đề, con người kiểm tra cũng đang có vấn đề. Nếu dân có niềm tin vào dấu kiểm dịch thì cho dù các thông tin về bệnh dịch thế nào thì người dân vẫn dùng. Vấn đề là họ không tin, trong khi những hộ chăn nuôi, những DN chăn nuôi đang cần niềm tin từ người tiêu dùng” - Giám đốc Cty TNHH Tâm Lộc nói.

Chủ DN chăn nuôi này cũng nói rằng, trên thực tế để làm tốt và đúng pháp luật vấn đề này cần phải mất nhiều năm nhưng không vì thế mà không làm. Chỉ khi cơ sở xuất bán lợn phải được test kiểm tra dư lượng kháng sinh, các bệnh nguy hiểm... mới cho xuất bán thì mới mong người dân yên tâm.

“Với thực tế chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay, cung cách kiểm soát ATTP hiện này thì chưa thể nhận được niềm tin từ người tiêu dùng Nhưng nếu không bắt tay làm thì biết bao giờ mới thay đổi được”- ông Cần nêu quan điểm.

Thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTNT, tại Việt Nam, tính đến ngày 16/3/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 253 xã, 57 huyện của 18 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 26.807 con. Bộ này nhận định, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Đặc biệt, bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút bệnh ở mọi loại lợn (lợn nuôi, kể cả lợn cảnh và lợn rừng); lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Hiện nay, trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị và bệnh không lây sang người.

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra kho đông lạnh của bà T, lực lượng chức năng phát hiện 2,4 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc.

Tạm giữ 2,4 tấn hàng hóa đông lạnh không nguồn gốc xuất xứ

(PLVN) - Ngày 4/5, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công an huyện Quảng Điền kiểm tra kho hàng hóa thực phẩm đông lạnh tại tổ dân phố Vĩnh Hòa, thị trấn Sịa do bà N.T.T.T (SN 1993, trú tại tổ dân phố An Gia, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền) làm chủ.

Đọc thêm

Phát huy vai trò của 'thương lái' trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo

Phát huy vai trò của 'thương lái' trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo
(PLVN) -  Ngày 2/5, tại TP Cần Thơ, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam phối hợp với Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL tổ chức hội thảo “Phát triển liên kết bền trong chuỗi giá trị lúa gạo”. Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã bàn luận về vai trò của đội ngũ thương lái trong chuỗi liên kết giá trị ngành hàng lúa gạo.

Hệ thống điện 'căng mình' mùa nắng nóng

Phụ tải đỉnh vừa lập đồng nghĩa với lượng tiêu thụ điện tăng tương đương công suất đặt của 2 NMTĐ Lai Châu, Hòa Bình.
(PLVN) - Mới bắt đầu vào những ngày cao điểm nắng nóng nhưng phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia đã lập kỷ lục mới. Điều này gây lo ngại khi những ngày “lập đỉnh” của 2 năm gần đây rơi vào tháng 6 và tháng 7.

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.