Tiêu chí thi đua cần bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì buổi Tọa đàm.
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì buổi Tọa đàm.
(PLO) - Đây là  ý kiến được nhiều địa phương nêu ra tại Tọa đàm “Đánh giá thực trạng, nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện Bảng tiêu chí thi đua, thang điểm đánh giá xếp hạng Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì vào sáng qua (14/7).

Thi đua phải thực chất

Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng khẳng định: thi đua, khen thưởng là công tác khó, đòi hỏi ngày càng phải đi vào thực chất để đảm bảo sự công bằng. Do vậy, Bảng tiêu chí thi đua là một công cụ quan trọng để đánh giá khách quan việc thực hiện công tác của Sở Tư pháp và các cơ quan thuộc ngành Tư pháp địa phương. Đây là cơ sở để bình xét khen thưởng và giúp các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương đánh giá được chất lượng triển khai các nhiệm vụ trong toàn ngành được chính xác. Qua đó, phát hiện những khó khăn, vướng mắc để kịp thời đề xuất các giải pháp phù hợp và giúp các Sở Tư pháp tự nhìn nhận, đánh giá chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ và vị trí, thứ hạng của đơn vị mình trong ngành, làm cơ sở phát huy và phấn đấu.

Báo cáo đánh giá thực trạng và phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác và tổ chức thực hiện Bảng tiêu chí, Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng Phùng Huy Thuận đã thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong công tác này. Về xây dựng Bảng tiêu chí, do phải thay đổi theo hàng năm, không có tính ổn định, lâu dài và số lượng tiêu chí kế thừa được qua các năm là rất ít nên còn nhiều tiêu chí của một số lĩnh vực bị trùng lặp, chồng chéo, tiêu biểu là ở tiêu chí đánh giá về chế độ báo cáo và ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều tiêu chí chấm điểm mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát các nhiệm vụ công việc có thực hiện được hay không mà chưa đánh giá sát được hiệu quả, chất lượng công việc; việc xây dựng tiêu chí thành phần và thang điểm chi tiết đối với các tiêu chí còn chưa đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất.

Về kết quả thực hiện Bảng tiêu chí, một số đơn vị, địa phương còn thực hiện chậm hoặc thực hiện chưa xong nhiệm vụ, chưa chú ý đến vai trò và chất lượng tổ chức thực hiện, tình trạng nể nang, cảm tính trong đánh giá chấm điểm vẫn còn tồn tại. Việc theo dõi quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phụ trách của một số đơn vị thuộc Bộ còn chưa sát sao nên phần nào ảnh hưởng đến tính chính xác của việc đánh giá, chấm điểm đối với Sở Tư pháp, nhiều đơn vị chưa chủ động phối hợp trong việc tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện Bảng tiêu chí.

Ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo khách quan

Để chất lượng Bảng tiêu chí tiếp tục được nâng cao và bám sát tình hình thực tế, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam Nguyễn Thanh Bình cho rằng, Bảng tiêu chí không nên dàn đều các công việc mà cần có sự phân biệt, thứ tự ưu tiên các hạng mục để giúp các đơn vị thuộc Bộ và các Sở Tư pháp địa phương tập trung nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm bên cạnh các công việc thực hiện thường xuyên. Đồng thời, đề nghị bổ sung thêm quy trình, thủ tục đánh giá, có thể lấy đến thời điểm 31/10 và ước thực hiện đến 31/12, sau đó các Cụm chấm điểm và gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng để làm cơ sở cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Bộ chấm điểm.

Còn Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch - Quốc tịch - Chứng thực Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh tới nguyên tắc công bằng, dân chủ, khách quan trong quá trình xem xét, đánh giá thi đua giữa các Sở Tư pháp. Bảng tiêu chí cần căn cứ vào các chỉ tiêu công tác để bình xét thi đua và đề nghị khen thưởng, bên cạnh việc trừ điểm đối với các đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ cũng cần có điểm cộng khuyến khích đối với các sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực chuyên môn mà đơn vị phụ trách.

Đề cao vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thi đua, khen thưởng, Giám đốc Sở Tư pháp Điện Biên Phạm Đình Quế cho rằng cần đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu của các lĩnh vực liên quan đến các tiêu chí chấm điểm để Sở Tư pháp các tỉnh tự chấm và đối chiếu được ngay kết quả, đảm bảo chính xác, khách quan. Ngoài ra, ông Quế cũng đề nghị tăng thêm điểm tại mục về công tác xây dựng, thẩm định đề nghị và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, công tác kiểm soát thủ tục hành chính và công tác pháp chế vì đây là các lĩnh vực rất quan trọng, là tiêu chí chủ chốt để UBND các tỉnh đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ngành tại địa phương.

Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng Nguyễn Thị Tố Nga khẳng định sẽ tiếp thu các ý kiến để có thể xây dựng, hoàn thiện Bảng tiêu chí, thang điểm đánh giá ngày càng bám sát nhiệm vụ trọng tâm cũng như tình hình thực tế. Có như vậy mới tạo cơ sở thực tế vững chắc để Bộ Tư pháp đánh giá đầy đủ, toàn diện hoạt động của các Sở Tư pháp nhằm đề ra các giải pháp chỉ đạo, điều hành kịp thời và hiệu quả nhất.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).