Tiết lộ nguyên nhân Anh đột nhiên muốn ‘né’ Huawei

Tiết lộ nguyên nhân Anh đột nhiên muốn ‘né’ Huawei
(PLVN) - Động thái thu hẹp lại thỏa thuận với Huawei được giải thích là do Chính phủ Anh muốn thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước chuyến thăm của Thủ tướng Boris Johnson tới Washington để dự Hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 6 tới.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đang lên kế hoạch giảm bớt sự tham gia của công ty viễn thông Trung Quốc Huawei trong việc triển khai mạng 5G tại quốc gia này, tờ Daily Telegraph đưa tin.

Trong bài báo được Sputnik dẫn lại, động thái này nằm trong kế hoạch của Vương quốc Anh nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào quốc gia Châu Á đối với các mặt hàng chiến lược, bao gồm cả nguồn cung cấp thiết bị y tế, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra.

“Ông Johnson vẫn muốn có mối quan hệ với Trung Quốc nhưng thỏa thuận của Huawei sẽ bị thu hẹp đáng kể. Các quan chức đã được hướng dẫn để đưa ra một kế hoạch nhằm giảm sự tham gia của Huawei càng nhanh càng tốt”, một nguồn tin được tờ Daily Telegraph trích dẫn cho biết.

Tờ báo này cũng cho biết thêm, ông Johnson được cho là có ý định giảm quy mô sự tham gia của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng của Anh xuống 0% vào năm 2023.

Cả Văn phòng Thủ tướng Anh và Huawei đều từ chối bình luận về thông tin này, Reuters cho biết.

Báo cáo được đưa ra trước khi Thủ tướng Anh dự kiến thăm Mỹ vào tháng 6 tới khi dự hội nghị thượng đỉnh G7, tờ Daily Telegraph đưa tin.

Cắt giảm sự tham gia của Huawei trong chương trình phát triển mạng 5G được coi là một bước tiến tới các cuộc đàm phán thương mại thời hậu Brexit của chính quyền Anh với chính quyền Trump. 

Ngày 22/5, tờ The Times đưa tin Thủ tướng Johnson đã ra lệnh cho các quan chức chính phủ chuẩn bị kế hoạch chấm dứt phụ thuộc vào Trung Quốc đối với hàng hóa chính. Hai nhóm làm việc, đứng đầu là Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab, đã được thành lập để thực hiện công việc này.

Chính phủ Anh đã chịu áp lực đáng kể từ Chính phủ Mỹ khi cho phép gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei hỗ trợ triển khai mạng 5G tại quốc gia này.

Trong quyết định cuối tháng 1 vừa qua, chính phủ Anh đã cho phép Huawei tiếp cận việc phát triển mạng 5G ở chế độ hạn chế, trong đó Huawei không được phép truy cập vào những phần “nhạy cảm” của mạng gắn với an ninh quốc gia, như các cơ sở hạt nhân và căn cứ quân sự của Anh.

Mỹ tố Huawei hợp tác với quân đội và tình báo Trung Quốc bằng cách tiến hành theo dõi khách hàng, đồng thời Washington thuyết phục hàng loạt nước không sử dụng cơ sở hạ tầng và thiết bị của Huawei khi chuyển sang tiêu chuẩn liên lạc di động 5G. Công ty Trung Quốc tuyên bố rằng những cáo buộc này là vô căn cứ, có động cơ chính trị và vi phạm nguyên tắc cạnh tranh thị trường.

Washington đã nhiều lần cảnh báo London rằng việc cho phép Huawei tham gia phát triển mạng lưới 5G của đất nước sẽ khiến các thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo Mỹ-Anh gặp rủi ro.

Kể từ tháng Năm năm ngoái, Huawei đã bị đưa vào trong "danh sách đen" của Mỹ, khiến cho công ty không còn có thể mua các linh kiện và công nghệ của Mỹ. Tuy nhiên, kể từ đó, Mỹ đã nhiều lần ban hành lệnh hoãn xử phạt Huawei, cho phép họ mua các sản phẩm do Mỹ sản xuất để duy trì mạng và cập nhật phần mềm cho các điện thoại hiện có.

Đọc thêm

Đức nêu điều kiện để Ukraine gia nhập EU

Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
(PLVN) - Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng hỗ trợ Ukraine gia nhập khối, đài RT dẫn lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải ngày 8/6. Tuy nhiên, “tư cách thành viên trong EU chỉ có thể diễn ra sau khi các tiêu chí gia nhập đã được đáp ứng”.

Đảm bảo cân bằng, công bằng, đồng bộ và đột phá trong chuyển đổi kinh tế

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự hội nghị.
(PLVN) - Ngày 8/6, trong khuổn khổ các hoạt động của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) 2023, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp tục tham dự và là diễn giả chính phát biểu tại phiên thảo luận về “Phát thải ròng bằng không, phát triển bền vững, đa dạng sinh học” do Bộ trưởng Bộ trưởng An ninh năng lượng và trung hoà carbon Anh chủ trì.

Việt Nam đề cao tăng cường hệ thống an sinh xã hội tại Hội nghị Lao động quốc tế

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cùng Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị. Ảnh: Trương Anh Tuấn, TTXVN.
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, ngày 7/6, tại trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sỹ), Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn, đã đại diện Chính phủ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Lao động quốc tế lần thứ 111, đề cao chính sách và thành tựu đáng khích lệ của Việt Nam về tăng cường hệ thống an sinh xã hội nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển bao trùm hậu COVID-19.

Việt Nam yêu cầu Đài Loan hủy bỏ tập trận trái phép xung quanh Ba Bình

Bà Phạm Thu Hằng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
(PLVN) - “Việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”.

El Nino có thể làm tăng giá cà phê?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Thời tiết cực đoan do El Nino làm dấy lên lo ngại nguồn cung hạt cà phê robusta tại các nước sản xuất hàng đầu như Việt Nam và Indonesia bị ảnh hưởng, đẩy giá lên cao.

Cháy rừng ở Canada, New York chìm trong khói mù

Cháy rừng ở Canada, New York chìm trong khói mù
(PLVN) - Ngày 6/6 (giờ địa phương), người dân thành phố New York và phần lớn các vùng phía Đông Bắc Mỹ phải hít thở bầu không khí "không lành mạnh" do ô nhiễm bởi khói từ các vụ cháy rừng dữ dội ở miền đông Canada.