Tiếp tục cải thiện chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam

Tiếp tục cải thiện chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam
(PLVN) -Ngày 9/4, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Anh, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Tư pháp đã tổ chức hội thảo “Các giải pháp cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật nhằm góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam”. 

Ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp và bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc, Cục trưởng Đặng Thanh Sơn cho biết: Thực hiện nhiệm vụ “Nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật” (chỉ số B1) tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 được Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện, trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã tích cực chủ động, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trên toàn quốc tập trung tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện điểm số, nâng xếp hạng chỉ số B1 nói trên. 

Ngày 08/10/2019, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2019. Theo đó, năm 2019, Việt Nam đã cải thiện về điểm số và vị trí xếp thứ hạng về chỉ số B1 so với năm 2018, điểm số và vị trí xếp thứ hạng của Việt Nam về chỉ số B1 được nâng lên 17 bậc so với năm 2018 (vượt 15 bậc so với chỉ tiêu mà Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019 đề ra). 

Để tiếp tục cải thiện điểm số và nâng thứ hạng chỉ số B1, ngày 01/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020, Chính phủ đề ra mục tiêu cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng Chỉ số B1.

Năm 2021, để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 01/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, trong đó Chính phủ giao các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP (năm 2019 và năm 2020).

Để tạo thuận lợi và giảm gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần cải thiện chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật, cải thiện năng lực cạnh tranh theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0), việc tổ chức Hội thảo là vô cùng cần thiết. Mục đích của Hội thảo nhằm tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả để cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp từ đó hướng đến mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam, góp phần nâng cao thứ hạng trong các xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Nội dung của Hội thảo tập trung nghe các chuyên gia phân tích, đánh giá về phương thức cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật; về kinh nghiệm, kết quả đạt được của một số Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai công tác cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 và những bài học bổ ích rút ra từ thực tiễn. Hội thảo cũng là diễn đàn để các chuyên gia, quý vị đại biểu trao đổi, thảo luận về những thông tin liên quan, những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đã, đang và dự kiến có thể sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật, qua đó, cùng nhau trao đổi, đề xuất các giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp.

Còn bà Diana Torress, Trợ lý Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh: Trong phạm vi Dự án “Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng trong ASEAN” của UNDP  hai năm qua, UNDP và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội đã hỗ trợ các đối tác Việt Nam thông qua và thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là các quy định về khuyến khích doanh nghiệp xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính, không bao che, dung túng với các hành vi tham nhũng… Hệ thống pháp luật minh bạch, cắt giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp là chìa khóa để cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường khả năng hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu.

Tại hội thảo “Các giải pháp cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam”, đại biểu đến từ các bộ ban ngành và doanh nghiệp liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các chuyên gia pháp lý đã cùng chia sẻ bài học kinh nghiệm và đề xuất các khuyến nghị khả thi từ các lĩnh vực khác nhau nhằm giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong Chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật và trong các xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0)

Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của các đại biểu, chuyên gia, Bộ Tư pháp sẽ tổng hợp đề xuất, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ các giải pháp giảm chi phí tuân thủ pháp luật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Các cơ quan xây dựng, ban hành văn bản pháp luật phải chịu trách nhiệm đến cùng theo đúng chức năng, nhiệm vụ

Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã có những đổi mới rất mạnh mẽ. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là khâu “đột phá của đột phá”. Để thể chế hóa chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) với những điểm mới rất mạnh mẽ. Trong đó, có đổi mới hết sức quan trọng về quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL nhằm đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

"Cần nghiên cứu sửa Hiến pháp"

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa: “Cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc hiến định để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm”.
(PLVN) - Trên cơ sở thay đổi tư duy về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, TS Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp đề xuất nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp quy định nguyên tắc “lập pháp phải hợp hiến; hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở pháp luật và tính công bằng của pháp luật” nhằm khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đất nước, vì lợi ích cộng đồng.

Đoàn Luật sư Hà Nội phối hợp tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Vừa qua, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thanh Trì, UBND xã Tứ Hiệp, UBND xã Tân Triều tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Thủ đô năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã Tứ Hiệp và xã Tân Triều.

Các trung tâm tài chính tại Việt Nam: Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhưng phải có kiểm soát

Nhiều việc phải làm để TP.HCM có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam (Nghị quyết), diễn ra chiều 21/2 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên.

GS.TS Võ Khánh Vinh: “Đổi mới xây dựng pháp luật phải theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người”

GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(PLVN) - Kỷ nguyên phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải đổi mới căn bản, mạnh mẽ, mang tính đột phá cách mạng công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây là nội dung trao đổi của GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với Báo Pháp luật Việt Nam.

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Toàn cảnh phiên họp.
(PLVN) -Ngày 19/2, Ban soạn thảo, Tổ giúp việc soạn thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Cùng dự có ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội.