"Tiếng thơm" một làng hoa Hải Phòng

Người Làng Lũng sinh ra, lớn lên, trồng hoa, sống cùng hoa, làm giàu từ hoa. Về thăm làng hoa mỗi dịp Tết đến, xuân về ta vẫn bắt gặp cả rừng hoa dưới mặt đất. Tiếng thơm của làng hoa Làng Lũng làm nên nét đẹp truyền thống, trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ người dân Hải Phòng.

Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, khi những cơn gió heo may mang cái rét ngọt ngào về trên đất Cảng, bầy chim én xôn xao gọi mùa, âm hưởng mùa xuân ngập tràn đất trời, người Hải Phòng lại xao xuyến nhớ đến một địa chỉ thân quen, làng hoa nổi tiếng miền Bắc từ thập  kỷ trước: làng hoa Đằng Hải.

Hoài niệm chưa xa

Làng Lũng xưa với các thôn Lũng Đông, Lũng Bắc, Lũng Chính (nay là phường Đằng Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng) vốn là vùng đất ven đô màu mỡ phù sa, nổi tiếng từ thế kỷ trước với nghề trồng hoa. Bí quyết trồng hoa người làng Lũng đã tạo ra những bông hoa đồng tiền kép cánh dày đủ màu sắc, Lay - ơn thân chắc mập, thẳng tắp, bông to với đủ sắc màu trắng, vàng, tím đô; Cúc vàng rực; Hồng nhung đỏ thắm  luôn rực rỡ sắc màu, căng tràn nhựa sống.

Đã có thời, hoa Làng Lũng xuất khẩu ra nước ngoài, cạnh tranh với những xứ sở hoa Hà Lan, Đông Âu... Nhờ vào hoa, đời sống của người dân làng hoa Đằng Hải khá sung túc, làng hoa từng đón nhiều nguyên thủ Quốc gia như cố tổng bí thư Trường Chinh, Lê Duẩn, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng… về thăm.

Thời huy hoàng ấy làng hoa Làng Lũng chưa xa, hơn chục năm trước, cả làng vẫn cònl à một vườn hoa. Hoa trồng từ sân nhà ra ngoài vườn, trồng làm hàng rào, sắc hoa rực rỡ khắp làng. Không khí náo nức rộn ràng khắp làng từ khi bước vào vụ trồng hoa Tết, những chuyến xe đưa hoa Làng Lũng đi khắp các vùng đất nước. Hoa Làng Lũng sánh vai cùng hoa của Nhị Khê (Hà Tây); Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân (Hà Nội). Chợ hoa kéo dài trên tất cả ngả đường làng.

Trong quá trình đô thị hóa, diện tích trồng hoa ngày bị thu hẹp, những nẻo đường làng thưa vắng bóng hoa. Phó chủ tịch UBND phường Đằng Hải Lương Hồng Tuyên cho biết; trước đấy cả “làng” có gần trăm ha đất trồng hoa, đến nay, cả phường chỉ còn khoảng 20, 30 ha.

Có giữ được làng hoa?

Đã không ít người bi quan đặt câu hỏi, dưới tốc độ đô thị hóa, làng hoa - vườn cổ tích trong lòng Hải Phòng còn hay mất?. “Đất lề quê thói”, những con người sinh ra, lớn lên, đau đáu với nghề trồng hoa không chịu đừng yên nhìn nghề truyền thống, hồn cốt của cha ông bao đời đi vào quên lãng. Người làng hoa tìm mọi cách khôi phục, gìn giữ, kế thừa, phát triển nghề hoa trước nguy cơ “thất truyền”. Dân làng Lũng gắng gỏi trồng hoa trên những mảnh ruộng, thửa vườn còn lại của gia đình mình.

Đất làng không còn nhiều, những người tâm huyết với nghề đã vươn xa hơn, tìm đến Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo, những nơi có điều kiện thổ nhưỡng gần giống Đằng Hải để tiếp tục phát triển nghề trồng. Ông Trần Văn Tửu, khu dân cư số 9, nguyên bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Đằng Hải, từ hàng chục năm nay đã thuê đất trên địa bàn huyện An Dương để trồng hoa. Anh Lê Quốc Huy, cán bộ địa chính của phường tìm đến huyện An Lão thuê đất để tiếp tục gắn với hy vọng nghề trồng hoa.

Trong điều kiện đất trồng hoa ngày càng bị thu hẹp, nhiều người dân trong “làng” đã nhập những giống hoa có nguồn gốc từ Đà Lạt, Trung Quốc về để chăm sóc nhằm làm tăng thêm giá trị cho những cây hoa, cánh hoa. Ông Lê Hữu Thi (tổ dân phố số 7) là người tiên phong  trong việc thu mua sản phẩm lan cao cấp về địa phương để tạo thế. Ngoài ra, những hộ gia đình ông Phạm Văn Hải (chủ quán hoa Hải Oanh), bà Đỗ Thị Lan (chủ quán Lan hoa)… lại kết hợp giữa trồng hoa với các dịch vụ: bó hoa, chuyển điện hoa, kết hoa đám cưới, hội nghị…

Mới hay, người Làng Lũng sinh ra, lớn lên, trồng hoa, sống cùng hoa, làm giàu từ hoa. Quả thật, trời đã không phụ lòng người, về thăm làng hoa mỗi dịp Tết đến, xuân về ta vẫn bắt gặp cả rừng hoa dưới mặt đất. Tiếng thơm của làng hoa Làng Lũng làm nên nét đẹp truyền thống, trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ người dân Hải Phòng.

Phường Đằng Hải đã dành 1ha, ngay trung tâm Làng Lũng để tiến hành xây dựng chợ đầu mối hoa. Tết nguyên đán Nhâm Thìn, 50 chủ vườn hoa phường Đằng Hải đã tham gia chợ hoa Xuân và cây cảnh của quận Hải An ngay cạnh trung tâm hành chính quận.

Lệ Trang

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.