Một số người đã gặp phản ứng phụ như nổi hạch ở nách sau khi tiêm mũi vaccine thứ 3 phòng COVID-19. Nhưng theo các chuyên gia, đây là điều bình thường khi cơ thể sinh ra phản ứng miễn dịch.
Hiện nay, Việt Nam cũng như một số quốc gia khác trên thế giới đã triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi thứ ba hay còn gọi là mũi tăng cường để tăng khả năng bảo vệ con người trước biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Vậy tác dụng phụ này có đáng lo ngại hay không?
Trả lời: Qua nghiên cứu, mũi tăng cường của vaccine mRNA gồm Pfizer và Moderna gây phản ứng ở nhóm người trẻ tuổi nhiều hơn người già do phản ứng miễn dịch ở người già đã suy giảm. Các tác dụng phụ xuất hiện phổ biến như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau tại chỗ tiêm…
Một số người sau khi tiêm mũi 3 cũng gặp phải các triệu chứng khác như: tiêu chảy, nôn mửa, đau cơ, đau khớp. Tuy nhiên, hầu hết các biểu hiện này đều ở mức nhẹ hoặc trung bình. Các tác dụng phụ thường sẽ xảy ra sau vài tiếng tiêm ngừa, chúng không kéo dài và thông thường hết trong khoảng từ 3 đến 5 ngày.
Ngoài ra, một số người tiêm vaccine mũi 3 cũng cho biết rằng họ có triệu chứng nổi hạch ở vùng nách, dưới cánh tay. Mặc dù phản ứng này xuất hiện rõ rệt hơn mũi 1 và 2 song nó không quá nghiêm trọng. Theo Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, phản ứng nổi hạch sau tiêm là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể mỗi người đang xây dựng lớp bảo vệ chống lại COVID-19.
(PLVN) - Ngày 12/12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐK TW CT) cho biết, sau 7 tháng tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật ghép thận, bệnh viện đã phẫu thuật thành công liên tiếp 5 ca ghép thận.
(PLVN) - Tọa đàm “Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với sinh viên” sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, từ đó tìm ra giải pháp giúp thanh niên, sinh viên tự bảo vệ mình trước những tác hại nguy hiểm của thuốc lá.
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...
(PLVN) - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế), thời gian gần đây xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến quà vặt, đồ ăn trước cổng trường, gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh.
(PLVN) - Mới đây, hơn 200 y, bác sĩ và điều dưỡng cùng hàng trăm tình nguyện viên đã tích cực tham gia khám sàng lọc vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) dạ dày và các bệnh không lây nhiễm cho trên 3.000 người dân Thủ đô.
(PLVN) - Sáng 7/12, thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An cho biết, đơn vị này đã đã có báo cáo ban đầu về sự việc nghi ngộ độc thực phẩm khiến 84 công nhân phải nhập viện sau bữa cơm trưa.
(PLVN) - Trong năm 2024, Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị liên ngành tổ chức 90 cuộc thi tìm hiểu về tác hại của thuốc lá cho hàng nghìn học sinh, người dân trên địa bàn, góp phần nâng cao nhận thức về thuốc lá trong cộng đồng.
(PLVN) - Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(PLVN) - Sáng 6/12, tại Hà Nội, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024, định hướng Kế hoạch năm 2025 (Hội nghị).
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.