Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 18 tuổi: Nỗi lo đã lắng dịu

Nhiều phụ huynh đã tin tưởng, yên tâm đăng ký tiêm vaccine COVID-19 cho con em mình.
Nhiều phụ huynh đã tin tưởng, yên tâm đăng ký tiêm vaccine COVID-19 cho con em mình.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những băn khoăn ban đầu về việc tiêm phòng vaccine COVID-19 cho đối tượng trẻ em từ 12-17 tuổi đã thực sự lắng dịu sau khi hoạt động tiêm chủng được triển khai tại một số tỉnh, thành. Nhiều phụ huynh đã tin tưởng, yên tâm đăng ký tiêm cho con em mình.

Sau TP Hồ Chí Minh, một số tỉnh, thành khác như: Quảng Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Bình Dương, Kiên Giang, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau… đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 18 tuổi. Là một trong những địa phương luôn đi đầu trong phong trào tiêm phòng vaccine COVID-19, Quảng Ninh đã đồng loạt triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho nhóm đối tượng này. Hiện, toàn bộ học sinh THPT và THCS của tỉnh đã hoàn thành mũi 1, với sự đồng tình ủng hộ của 100% phụ huynh.

“Bản thân tôi cũng là phụ huynh, qua các phương tiện thông tin đại chúng tôi được biết vaccine phòng COVID-19 đã được kiểm chứng ở nước sản xuất rất kỹ càng, cũng như kiểm định cẩn thận bởi Bộ Y tế nên tôi hoàn toàn yên tâm khi đồng ý cho con gái tiêm phòng. Hiện cháu đã hoàn thành mũi 1 và không có bất cứ phản ứng nào” – chị Nguyễn Thị Thúy Vinh, 48 tuổi, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ.

Tuy chưa triển khai tiêm chủng nhưng Hà Nội cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ và đồng hành của đông đảo các bậc cha mẹ. “Lúc đầu tôi cũng hơi thoáng chút băn khoăn khi quyết định đặt bút ký vào tờ đăng ký tiêm phòng vaccine COVID-19 cho con, nhưng khi nghe tư vấn, phân tích của các nhà chuyên môn, sau khi cân nhắc thiệt hơn giữa việc tiêm và không tiêm chủng, vợ chồng tôi đã chấp thuận chủ trương này” – chị Lưu Hải Yến (khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) nói.

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sức khỏe y tế công cộng Việt Nam, cũng như các loại vaccine khác, vaccine COVID-19 không đảm bảo 100% miễn dịch nhưng thực tế công tác phòng dịch tại TP Hồ Chí Minh cho thấy những người đã tiêm chủng vaccine không bị nặng, điều này giúp giảm quá tải cho các cơ sở y tế cũng như giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong.

Đối với đối tượng trẻ em cũng vậy, chúng ta nên triển khai tiêm càng sớm càng tốt cho nhóm trẻ dưới 18 tuổi theo quy định để tạo miễn dịch cho toàn cộng đồng.

Liên quan đến việc tiêm chủng vaccine COVID-19 cho nhóm đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi, GS. Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Ngày 4/10, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tiêm vaccine COVID-19 cho đối tượng trẻ em từ 12-17 tuổi (theo thống kê cả nước có khoảng 8-9 triệu trẻ em thuộc nhóm tuổi này).

Các em được triển khai tiêm loại vaccine Pfizer với liều tiêm như người lớn. Hiện, Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các cơ sở tiến hành tập huấn về tiêm chủng cho nhóm đối tượng này và triển khai tiêm chủng tại các địa điểm như xã/phường; trường học; bệnh viện. Các đối tượng có bệnh nền thì được tư vấn, khám sàng lọc nên bảo đảm an toàn. Trước khi tiêm, Bộ Y tế cũng tư vấn cho các trường học lấy ý kiến của cha mẹ, người giám hộ nên hoàn toàn đảm bảo về mặt pháp lý.

Cũng theo GS. Đặng Đức Anh, tùy thuộc vào lượng vaccine được cung cấp, tốc độ tiêm vaccine COVID-19 cho nhóm đối tượng này sẽ được đẩy nhanh hơn, tại nhiều điểm tiêm chủng, thậm chí triển khai tiêm chủng lưu động.

Dựa trên khả năng cung ứng vaccine của nhà sản xuất, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch sử dụng vaccine năm 2022 và xin ý kiến Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 về việc tiêm chủng cho trẻ dưới 12 tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kinh nghiệm sử dụng vaccine của các nước và các loại vaccine đã được cấp phép tại Việt Nam có chỉ định cho nhóm đối tượng trẻ em dưới 12 tuổi.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.