Tiêm thuốc cấm cho bệnh nhân, trạm trưởng làm chết người

Tiêm thuốc cấm cho bệnh nhân, trạm trưởng làm chết người
(PLO) - Sau 3 phút được tiêm thuốc kháng sinh cefotaxim, bệnh nhân tím tái, khó thở và tử vong trong quá trình cấp cứu. Đáng nói, loại thuốc này đã bị Bộ Y tế cấm dùng ở tuyến xã và người thực hiện tiêm cho bệnh nhân là Trưởng trạm Y tế xã Kim Thành.

Vừa qua, Trung tâm y tế huyện Yên Thành, Nghệ An đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bà Hoàng Thị Đường – Trưởng trạm y tế xã Kim Thành, huyện Yên Thành.

Nguyên nhân việc vị trạm trưởng bị tạm đình chỉ công tác vì liên quan đến việc khám và điều trị khiến bệnh nhân tử vong vào ngày 4/6 tại trạm y tế xã Kim Thành.

Bản  tường trình của chính bà Hoàng Thị Đường, nêu rõ quá trình xảy ra sự việc. Theo đó vào khoảng 8h 40’ ngày 4/6, ông Nguyễn Văn Sơn (SN 1962) chở vợ là Trần Thị Huệ (SN 1971, trú tại xóm Đồng Bản, xã Kim Thành) đến trạm y tế xã Kim Thành. Tại đây ông Sơn cho biết mình bị mệt trong quá trình làm việc ngoài ruộng dưới trời nắng nóng nên nhờ bà Đường truyền dịch.

Tại trạm y tế xã Kim Thành, sau khi kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho ông Sơn, bà Đường đã truyền cho bệnh nhân 1 chai nước Natrichorid 9 phần nghìn.

 Khi truyền được khoảng 1/3 chai thì ông Sơn bảo bà Đường tiêm cefotaxim. Lúc này tại trạm y tế xã không có loại thuốc trên, nhưng bà đường nhớ rằng ở nhà riêng của mình có nên đã về lấy rồi trở lại trạm tiêm cho ông Sơn.

Sau khi tiêm loại thuốc kháng sinh trên được khoảng 3 phút, ông Sơn thấy khó thở. Lúc này bà Đường bảo không sao rồi rút kim ra đồng thời tiến hành cấp cứu tại chỗ. Tuy nhiên diễn biến của bệnh nhân ngày một xấu đi. Khi được chuyển đến BNĐK huyện Yên Thành cấp cứu ông Sơn đã trong tình trạng chết lâm sàng nên dù được cấp cứu tích cực nhưng ông Sơn vẫn không thể qua khỏi.

Một người thân trong gia đình ông Sơn cho biết: “Sau khi sự việc xảy ra bà Đường cũng đã đến gia đình thăm hỏi động viên, bước đầu bà Đường đã chi trả toàn bộ số tiền mai táng phí đồng thời hỗ trợ tiền ăn học cho con của ông Sơn cho đến khi cháu học xong. Tại đây bà Đường cũng đã thừa nhận sai sót với gia đình”.

Loại thuốc kháng sinh mà vị trưởng trạm sử dụng để điều trị cho bệnh nhân là thuốc kháng sinh cefotaxim  đã được Bộ Y tế cấm dùng ở tuyến cấp xã. Trong bản tường trình bà Đường cũng thừa nhận sai sót khi điều trị theo yêu cầu của bệnh nhân.

Hiện vụ việc đang cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật./.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.