Tích trữ nước chống hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Việc trữ nước ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả việc trữ nước làm chậm lũ, trữ nước mùa lũ dùng cho mùa khô, phân ranh mặn ngọt, trữ nước bằng các biện pháp công trình tại vùng nhiễm mặn... 

Do đó, ngoài các giải pháp tạm thời tại các địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng báo cáo tổng thể về giải pháp trữ nước ĐBSCL, tầm nhìn tới 2100. 

Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh vùng ĐBSCL từ tháng 12/2019. Tại Bến Tre, mặn xâm nhập sâu và kéo dài làm nguồn nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm. Hiện nay, trên sông Hàm Luông và sông Cửa Đại không còn nước ngọt để lấy. Các nhà máy nước (NMN) cung cấp nước sinh hoạt đã nhiễm mặn trên 2%o…

Để đáp ứng việc cải thiện nguồn nước phục vụ trên địa bàn tỉnh, CTCP Cấp thoát nước Bến Tre đã liên hệ với NMN khu vực cầu Mỹ Thuận (Vĩnh Long), khả năng có 2 - 2,5 ngàn m3/ngày, với độ mặn dưới 0,45%o để hòa vào làm giảm độ mặn nước cung cấp tại một số NMN trên địa bàn.

Tỉnh Tiền Giang đã đầu tư gần 20 tỷ đồng để thi công đập thép ngăn kênh Nguyễn Tấn Thành nhằm biến thành hồ chứa nước ngọt với trữ lượng hàng chục triệu mét khối cung cấp nước cho NMN BOO Đồng Tâm, phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 800.000 hộ dân địa phương.

Song song đó, UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trình Thủ tướng cho chủ trương và hỗ trợ kinh phí 400 tỷ đồng để đầu tư hồ chứa nước ngọt trên kênh Nguyễn Tấn Thành (hiện đang làm đập tạm).

Còn Cà Mau, từ nhiều năm nay vẫn kiên trì đề xuất hai giải pháp: dẫn nguồn nước từ sông Hậu về và trữ nước tại địa phương. Theo nghiên cứu của Viện Địa lý tài nguyên TP HCM, hiện tổng lượng nước ngọt được người dân Cà Mau sử dụng hàng năm khoảng 1,3 tỷ mét khối. Trong khi đó, tiềm năng khai thác trữ lượng nước mưa ở Cà Mau dự báo có thể đạt mức trên 8 tỷ mét khối/năm. 

Trước nguy cơ hạn mặn, để đảm bảo nước ngọt trong mùa khô, người dân các tỉnh ĐBSCL đã ý thức trong việc trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, có giải pháp thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH): tự trang bị ống hồ, bồn nhựa, đào hố, trải bạt và sử dụng nước tiết kiệm trong mùa khô các năm tiếp theo...

Theo ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục BĐKH, Bộ TN&MT đến nay vùng ĐBSCL chưa có một giải pháp tổng thể, toàn diện về vấn đề trữ nước cho toàn vùng và các tiểu vùng, mang tính liên ngành, trên cơ sở tầm nhìn dài hạn và định hướng chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL. Các nghiên cứu, dự án mới chỉ dừng lại ở mức độ vùng nhỏ hoặc cục bộ, chưa thể hiện rõ khả năng liên kết vùng; đồng thời chủ yếu về số lượng nước mà chưa làm rõ được về chất lượng nước.

Vì vậy, cơ quan này kiến nghị cần sớm thực hiện một dự án nghiên cứu tổng thể về các giải pháp trữ nước ở ĐBSCL trên cơ sở tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, 2100, định hướng chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo tinh thần Nghị quyết 120/NQ-CP, mang tính chất liên vùng, liên ngành, dựa trên các số liệu dự báo khí tượng thủy văn trung hạn và dài hạn, kết hợp với kịch bản BĐKH được cập nhật mới nhất, xác định được định hướng rõ ràng và đề ra các giải pháp trữ nước khả thi cho từng vùng sinh thái cụ thể. Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, trong tháng 6/2020, báo cáo tổng thể về kế hoạch này sẽ được các đơn vị trong Bộ hoàn tất để lấy ý kiến…

Hưởng ứng phong trào “Đồng khởi” trữ nước mưa, nước ngọt của Tỉnh ủy Bến Tre, từ năm 2016, thông qua các mô hình “Dân vận khéo”, việc trữ nước mưa, nước ngọt đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi ở các địa phương.

Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã tiếp nhận dụng cụ trữ nước, tiền mặt, trang bị cho 27.350 hộ dân với trên 28.567 dụng cụ như: bồn, thùng, can nhựa..., trị giá trên 55 tỷ đồng.

Riêng từ đầu năm 2020 đến nay, MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre đã tiếp nhận sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân tổng số tiền 1,256 tỷ đồng để mua 1.053 bồn trữ nước, 6.100 bình nước ngọt, 2.000 bình nước lọc, 300m3 nước ngọt.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.