Tỉ phú Trung Quốc đổ xô mua đất nông nghiệp ở nước ngoài

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Giới tỉ phú Trung Quốc gần đây đang gia tăng mua đất nông nghiệp ở nước ngoài nhằm đáp ứng được nhu cầu lương thực của người dân nước này. 

Theo AFP, với dân số lên đến 1,4 tỉ người, chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng chỉ có chưa đầy 10% diện tích đất canh tác trên khắp hành tinh, Trung Quốc thời gian qua đang chuyển hướng ra nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực của họ. Bên cạnh nhu cầu tiêu dùng đang gia tăng, những bê bối an toàn thực phẩm ở Trung Quốc cũng là một phần nguyên nhân khiến các sản phẩm nhập khẩu vốn được xem là an toàn hơn được ưa chuộng ở Trung Quốc.

Thống kê của các viện nghiên cứu của Mỹ cho thấy, đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực nông nghiệp ở nước ngoài kể từ năm 2010 cho đến nay đã tăng thêm ít nhất 94 tỷ USD, trong đó gần một nửa tăng lên chỉ trong 2 năm qua.

Theo các thống kê, ở thời điểm năm 2012, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân Trung Quốc đã đầu tư vào khoảng 9 triệu ha đất tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đến những năm gần đây, các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc lại tập trung vào các nước như Australia, Mỹ và khu vực châu Âu.

Điển hình trong số đó có thể kể đến việc công ty bất động sản CRED Thượng Hải hồi năm 2016 đã liên danh với một tập đoàn khai khoáng của Australia để mua trang trại gia súc lớn nhất của Australia S. Kidman & Co – trang trại có 185.000 con gia súc và kiểm soát 2,5% diện tích đất nông nghiệp của Australia.

Vụ thu mua này diễn ra 4 năm sau khi Công ty China Shandong Ruyi cũng đã thâu tóm trang trại bông lớn nhất của Australia. Còn tại New Zealand, bất chấp sự tức giận của người dân bản địa, các nhà sản xuất thực phẩm lớn của Trung Quốc là Bright Foods, Yili và Pengxin vẫn đã mua hàng chục trang trại bò sữa.

Một trường hợp khác có thể xem là điển hình cho xu hướng gia tăng thu mua của doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài có thể kể đến là việc Tập đoàn WH mua lại Smithfield Foods - hãng sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới của Mỹ với giá 4,7 tỷ USD vào năm 2013. Tổng giá trị thương vụ nếu tính cả khoản nợ trước đó lên đến 7,1 tỉ USD. 

Tại Pháp, trong vòng 4 năm qua, tỉ phú Trung Quốc Hu Keqin đã âm thầm mua đến 3.000 ha đất trồng lúa mì ở các khu vực Indre và Allier ở miền trung nước Pháp. Tham vọng của ông Hu là có thể sản xuất lượng lúa mì đủ cung cấp cho 1.500 tiệm bánh mì Pháp ở Trung Quốc trong bối cảnh nhu cầu đối với mặt hàng này từ tầng lớp trung lưu nội địa đang gia tăng. 

Các vụ thu mua đất với quy mô lớn của những người như ông Hu đang khiến nhiều nông dân Pháp nơm nớp nỗi lo bị mất đất. Trước tình hình này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã cam kết áp dụng các biện pháp nhằm ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài mua đất nông nghiệp ở nước này. “Chủ quyền của đất nước phụ thuộc vào những mảnh đất nông nghiệp, do đó không thể để hàng trăm ha đất rơi vào tay những doanh nghiệp mạnh của nước ngoài mà không biết mục đích của các thương vụ đó”, ông Macron khẳng định.

Trước đó, hôm đầu tháng, Australia cũng đã thông báo một loạt quy định mới hạn chế việc người nước ngoài mua đất nông nghiệp sau khi nhiều nước bày tỏ lo ngại sự mở rộng của các công ty Trung Quốc ra nước ngoài. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.