Thủy thủ 13 quốc gia tham gia “cứu hộ, cứu nạn” trên sông Hàn

Diễn tập cứu hộ cứu nạn trên sông Hàn
Diễn tập cứu hộ cứu nạn trên sông Hàn
(PLO) - Ngày 26/7, trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2016 (PP16) cùng UBND TP Đà Nẵng tổ chức buổi Diễn tập nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, diễn ra trên sông Hàn (TP. Đà Nẵng).

Buổi diễn tập này có sự tham gia của lực lượng thủy thủ đến từ 13 quốc gia tham gia chương trình PP16 năm nay. Trong đó, các bên phối hợp thực hành chỉ đạo điều hành triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai.

Lực lượng thủy thủ đến từ 13 quốc gia trong Chương trình PP16
Lực lượng thủy thủ đến từ 13 quốc gia trong Chương trình PP16

Theo tình huống giả định, vào 8h sáng cùng ngày, cơn bão số 3 bắt đầu đổ bộ vào TP. Đà Nẵng với cấp gió đo được 80-100km/h; đồng thời mưa lớn từ thượng nguồn tạo dòng nước chảy xiết trên sông Hàn. Do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu sau bão khu vực Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam tiếp tục có gió giật mạnh và mưa lớn đến hết ngày 26/7.

Các "nạn nhân" được sơ cứu
Các "nạn nhân" được sơ cứu

Trước tình hình phức tạp của thiên tai, các lực lượng sẵn sàng ứng cứu lập tức đưa tàu cứu hộ, cứu nạn tàu hỏng máy, thuyền nhỏ không di chuyển được vào bờ và người rơi xuống nước.

Các phương tiện của Bộ đội biên phòng và các xuồng của PP16 phối hợp hợp tiếp cận cứu nạn nhân dưới nước; sơ cứu, di chuyển về cầu cảng khu vực lán y tế và lai dắt thuyền bị nạn đưa vào cầu 2 của Cảng Sông Hàn. Sau đó, các nạn nhân được di chuyển từ tàu bệnh viện Mercy 1 và 2 vào bờ, tiến hành kiểm tra, sơ cấp cứu trước khi di chuyển qua tàu bệnh viện Khánh Hòa 1.

Tình huống thứ hai liên quan việc cứu nạn tàu bị cháy trên sông. Cụ thể, nhận tin báo từ Đồn Biên phòng Sơn Trà, thời điểm trên sông Hàn đoạn trước Cảng Sông Hàn, tàu ĐNa 7002, với 15 lao động đang di chuyển tránh bão bất ngờ chập điện. Lửa bắt đầu bùng phát làm cháy tàu.

Tình huống bị cháy trên sông
Tình huống bị cháy trên sông

Các xuồng của lực lượng Bộ đội biên phòng cùng tàu cứu hộ SAR 24 tiếp cận tàu bị cháy, hướng dẫn thuyền viên tắt thiết bị điện, phun nước dập lửa. Sau khi lửa tắt tiếp cận đưa nhân viên y tế lên tàu cấp cứu thuyền viên bị bỏng; tàu SAR 274 đưa nạn nhân bị bỏng vào cầu cảng chuyển y tế cấp cứu.

Đồng thời, các tàu Biên phòng tiếp cận đưa nạn nhân bị thương, bị bỏng lên tàu và đưa vào cảng chuyển nhân viên y tế. Trong khi tàu còn lại lai dắt tàu bị nạn về cầu 1 tại Cảng Sông Hàn an toàn.

Hai xuồng Mercy 1 và 2 phối hợp cứu vớt các thuyền viên đưa vào bờ cấp cứu. Cùng thời điểm, các xuồng còn lại tổ chức tìm kiếm khu vực tàu bị nạn.

Một số hình ảnh diễn tập: 

 
 
 
 

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.