Thủy sản, du lịch Quảng Bình phục hồi ra sao sau sự cố môi trường biển?

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân (đứng, phải) kiểm tra việc chi trả bồi thường cho người dân ở Thị xã Ba Đồn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân (đứng, phải) kiểm tra việc chi trả bồi thường cho người dân ở Thị xã Ba Đồn.
(PLO) -Sau khi các cơ quan chức năng công bố chất lượng nước biển và các loại hải sản tầng nổi, hải sản nuôi tại các tỉnh miền Trung an toàn, việc khai thác hải sản của ngư dân Quảng Bình cơ bản đã thực hiện trở lại, nhất là các tàu đánh bắt xa bờ. Những do còn tâm lý e ngại khi sử dụng hải sản nên việc tiêu thụ vẫn đang gặp khó.

Quảng Bình là tỉnh ven biển với đường bờ biển bài 116 km, ngư trường và vùng đặc quyền kinh tế hơn 20.000 km2. Vì thế, kinh tế biển đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh này, với sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 60.000 tấn.

Sắp hoàn thành chi trả bồi thường đợt 1 và 2

Trao đổi với PLVN, ông Phan Văn Khoa - Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Bình kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá thiệt hại do sự cố môi trường biển tại tỉnh Quảng Bình cho biết, sự cố xảy ra hồi tháng 4/2016 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân, đồng thời tác động đến tình hình kinh tế - xã hội cũng như an ninh trật tự trên địa bàn. Thống kê đã có 7/8 huyện, thành phố, thị xã, với 62 xã, phường có đối tượng bị thiệt hại.

Theo đó, đến ngày 7/2/2017, các địa phương đã phê duyệt đối tượng chi trả tiền bồi thường với số tiền 1.837 tỷ đồng, và đã tiến hành chi trả 1.541 tỷ đồng/1.860 tỷ đồng - đạt 83% con số mà Trung ương tạm cấp cho tỉnh này.

Cụ thể, đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành chi trả đợt 1 (1.100 tỷ đồng) và một phần của đợt 2 trước, qua đó góp phần giải quyết khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh cho người dân. Đặc biệt, ở Lệ Thủy - một huyện phía Nam tỉnh đã cơ bản chi trả hết số tiền tỉnh tạm cấp bao gồm cả đợt 1 và đợt 2.

Theo ông Phan Văn Khoa, do số tiền chi trả bồi thường lớn, thiệt hại trên nhiều lĩnh vực, đối tượng bị thiệt hại lại nhiều, trong khi đó, một bộ phận người dân bị thiệt hại thuộc địa bàn các xã, phường ở khu vực cửa sông, ven sông; đối tượng bán hàng phục vụ đời sống dân sinh (rau, thịt, tạp hoá,...) không thuộc đối tượng được hỗ trợ, bồi thường theo quy định tại Quyết định 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên có biểu hiện bức xúc - khiến công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ chưa hoàn thành.

Sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu, lãnh đạo UBND tỉnh này đã kiểm tra, làm việc với các ngành, địa phương để chỉ đạo tiếp tục chi trả tiền đền bù. Theo kế hoạch, đến ngày 25/2 tới, sẽ chi trả hết số tiền Trung ương tạm cấp cho Quảng Bình (gồm cả đợt 1 và 2).

Đánh bắt thủy sản phục hồi nhanh hơn nghề khác

Số người đánh bắt, kinh doanh, nuôi trồng, chế biển thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, kinh doanh dịch vụ du lịch... bị ảnh hưởng bởi sự cố nói trên đã tái sản xuất như thế nào và mức độ phục hồi của những ngành nghề này ra sao sau khi nhận được kinh phí bồi thường, hỗ trợ?

Ông Phan Văn Khoa: Ngay sau khi các cơ quan Trung ương công bố về chất lượng nước biển và các loại hải sản tầng nổi, hải sản nuôi tại các tỉnh miền Trung an toàn, việc khai thác hải sản của ngư dân Quảng Bình cơ bản đã thực hiện trở lại, nhất là các tàu đánh bắt ở vùng biển xa.

Theo đánh giá, mức độ phục hồi, tái sản xuất của nghề đánh bắt nhanh hơn các nghề khác, do ngư trường và thị trường cuối năm cũ, đầu năm mới có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, do tâm lý còn e ngại sử dụng hải sản biển nên việc tiêu thụ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một số cơ sở thu mua còn có hải sản tồn kho không thiêu thụ được.

Đối với sản xuất nuôi trồng thủy sản, chủ yếu bà con đang làm công tác chuẩn bị, gia cố, sửa sang cơ sở hạ tầng kỹ thuật do chưa đến chính vụ.

Sau khi nhận đền bù, bà con ngư dân đã mua, sửa phương tiện, ngư, lưới cụ... chuẩn bị cho mùa sản xuất đầu năm 2017.
Sau khi nhận đền bù, bà con ngư dân đã mua, sửa phương tiện, ngư, lưới cụ... chuẩn bị cho mùa sản xuất đầu năm 2017.

Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch thì đang còn chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Theo thông tin chúng tôi nắm được, khách du lịch trong tháng 1/2017 chỉ đạt 57,9 ngàn lượt - giảm 42,7% so với cùng kỳ. UBND tỉnh Quảng Bình đã tập trung các giải pháp để phát triển du lịch trong năm nay, như quảng bá, quảng cáo hình ảnh du lịch Quảng Bình trên các website du lịch hàng đầu thế giới, các phương tiện thông tin đại chúng, phát triển các sản phẩm du lịch mới, tổ chức lễ hội hang động...

Cần nói thêm, trong quá trình chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ do sự cố môi trường biển gây ra, các ngành, các địa phương đã hướng dẫn, khuyến cáo bà con ngư dân sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ đúng mục đích, trong đó tập trung cho việc khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh như mua sắm, sửa sang phương tiện, lưới, ngư cụ, kể cả máy móc thông tin liên lạc để chuẩn bị cho mùa sản xuất đầu năm mới 2017.

Trong thời gian tới, ngoài việc tập trung chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo Quyết định 1880/QĐ-TTg, UBND tỉnh sẽ tổ chức thực hiện các nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 6/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế” trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung liên quan việc hỗ trợ khôi phục sản xuất kinh doanh của người dân.

Tin từ Bộ Tài chính cho hay, trong đợt 2, Quảng Bình được cấp thêm gần 800 tỷ đồng để chi trả bồi thường. Tiến độ chi trả khoản này đang diễn ra như thế nào, thưa ông?

Ông Phan Văn Khoa: Ngày 19/1/2017, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 571/VPCP-KTTH về việc tạm cấp kinh phí bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung lần 2, và tỉnh Quảng Bình được tạm cấp 760 tỷ đồng.

Tỉnh đã có Quyết định cấp 736 tỷ đồng cho các địa phương để tiến hành chi trả đợt 2 cho các đối tượng bị thiệt hại. Đến ngày 11/2, các địa phương đã chi trả được 395,5 tỷ đồng - đạt 52% số tiền Trung ương cấp đợt 2 cho địa phương. UBND tỉnh Quảng Bình đã chi đạo các địa phương phải hoàn thành việc chi trả số tiền này trước ngày 25/2/2017.

 Cảm ơn ông!

Võ Tuấn

Quảng bá du lịch trên các website nổi tiếng thế giới

Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch của Quảng Bình đang còn chịu ảnh hưởng nặng nề sau sự cố môi trường biển. Cụ thể, khách du lịch trong tháng 1/2017 chỉ đạt 57,9 ngàn lượt - giảm 42,7% so với cùng kỳ. UBND tỉnh Quảng Bình đã, đang tập trung các giải pháp để phát triển du lịch trong năm 2017 như quảng bá, quảng cáo hình ảnh du lịch Quảng Bình trên các website du lịch hàng đầu thế giới, các phương tiện thông tin đại chúng, phát triển các sản phẩm du lịch mới, tổ chức lễ hội hang động...

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.

Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ: Hải quan chủ động giải pháp đấu tranh, ngăn chặn

Ông Vũ Hoài Linh trao đổi về giải pháp ngăn chặn hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua tiềm ẩn diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023.