Gương sáng Pháp luật

Thượng tá Hoàng Văn Đặng-Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương: Vượt qua nỗi đau, cùng đơn vị giành cờ đầu Quyết thắng

(PLVN) -Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vượt lên tất cả, Thượng tá Hoàng Văn Đặng-Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế (BPCKQT) Vĩnh Xương, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) An Giang đã cùng đồng đội thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn biên giới.
  • Thượng tá Hoàng Văn Đặng phối hợp với Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo tặng quà cho người dân nghèo xã Vĩnh Xương.

    Thượng tá Hoàng Văn Đặng phối hợp với Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo tặng quà cho người dân nghèo xã Vĩnh Xương.

Góp phần xây dựng văn hóa pháp luật nơi biên giới

Đồn BPCKQT Vĩnh Xương quản lý gần 7 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia, thuộc địa bàn hai xã Vĩnh Xương và Phú Lộc, thị xã Tân Châu (An Giang).

Với đặc thù biên giới vừa có đường sông, vừa có đường bộ, tại khu vực biên giới đường bộ, nhiều nơi chỉ cách nước bạn một bờ ruộng, nên người dân chỉ cần bước qua là có thể qua lại biên giới hai nước. Chính vì vậy, nguy cơ người dân hai bên xuất, nhập cảnh trái phép có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Cùng với đó, hàng lậu mùa khô, mùa lũ cũng được người vận chuyển thuê lén lút mang qua biên giới.

Hai bên cánh gà của Cửa khẩu Vĩnh Xương có gần 70 hộ dân sinh sống, phòng, chống dịch COVID-19, từ năm 2000, BĐBP đã lập chốt ngăn chặn người dân tự do qua lại biên giới. Thói quen đi lại thường ngày của người dân bị đột ngột “chốt chặn”, bà con phản ứng, thậm chí chống đối không chấp hành.

Vì vậy, Đồn BPCKQT Vĩnh Xương ngoài nhiệm vụ tăng cường tuần tra, kiểm soát dọc tuyến biên giới, còn phải triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động cho nhân dân ở khu vực biên giới về diễn biến cũng như các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng; trong đó, lấy công tác tuyên truyền làm nòng cốt để người dân hiểu thói quen “đi ngang, về tắt” là không đúng, nguy hiểm, có thể làm lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến bản thân, gia đình cộng đồng.

Qua công tác nắm tình hình xác định đối diện tuyến biên giới hướng sông Tiền sẽ có khoảng 234 bè, nhà nổi, 141 ghe xuồng, vỏ lãi và 189/843 nhân khẩu người Campuchia gốc Việt từ Campuchia sẽ thả trôi về Việt Nam, Đồn BPCKQT Vĩnh Xương đã kịp thời tham mưu cho Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang và UBND thị xã Tân Châu có chủ trương, đối sách hiệu quả nhằm ngăn chặn số lượng tài cá, nhà nổi, ghe xuồng, vỏ lãi của bà con người Campuchia gốc Việt. Qua đó đã ngăn chặn vận động, đẩy đuổi ngay từ biên giới được 23 nhà nổi, bè bè nuôi cá (trong đó có 13 cái cố ý di chuyển vượt qua biên giới 3-5 km) và 173 ghe, xuồng, vỏ lãi các loại; phối hợp phía Campuchia di dời 36 bè cá, nhà nổi; 149 ghe, xuồng, vỏ lãi; 49 hộ/347 nhân khẩu vào sâu vào nội địa Campuchia.

Với phương châm “Mưa dầm thấm lâu”, Thượng tá Đặng và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật Đồn BPCKQT Vĩnh Xương đã vận dụng linh hoạt các phương pháp tuyên truyền thông qua các buổi tuyên truyền tập trung, sinh hoạt các tổ chức đoàn thể, họp dân, họp tổ an ninh nhân dân, sinh hoạt cơ quan, đơn vị; đồng thời gửi các video tuyên truyền pháp luật lên các trang nhóm Zalo của cán bộ, nhân dân trên khu vực biên giới.

Các tuyên truyền viên pháp luật của Đồn tập trung biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát tình hình thực tiễn, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương. Đặc biệt, đơn vị đã vận dụng công nghệ thông tin, sử dụng nhiều hình ảnh trực quan để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

Thượng tá Đặng cho biết: “Nhờ vận dụng các phương pháp tuyên truyền, PBGDPL phù hợp với địa bàn của BĐBP mà cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Qua đó, quân và dân luôn gắn bó, đồng hành vượt mọi khó khăn, xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật, địa bàn biên phòng ngày càng phát triển bền vững”.

Với phương châm dựa vào dân, lấy dân làm gốc “Mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”, từ sự giúp sức của quần chúng nhân dân, Đồn BPCKQT Vĩnh Xương đã phối hợp với các lực lượng chức phát hiện và bắt giữ nhiều loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, ma túy, buôn lậu và gian lận thương mại. Năm 2021, đơn vị chủ trì và phối hợp, bắt giữ, xử lý 182 vụ/461 đối tượng (tăng 125 vụ/367 đối tượng so với năm 2020). Trong đó, vào tháng 9/2021, qua mật phục gần khu vực cửa khẩu đường bộ thuộc ấp 5, xã Vĩnh Xương, TX.Tân Châu, Tổ công tác của Đồn đã bắt giữ Nguyễn Văn Nghiệp (39 tuổi, trú ấp 5, xã Vĩnh Xương) vận chuyển trái phép 2,2 kg vàng qua biên giới.

Đối tượng Nguyễn Văn và tang vật 2,2 kg vàng

Đối tượng Nguyễn Văn và tang vật 2,2 kg vàng

Đặc biệt, đồn đã tham gia bài trừ được các tệ nạn xã hội như: Trộm cắp tài sản công dân, đánh người gây thương tích, gây mất trật tự công cộng, xuất nhập cảnh trái phép, vi phạm quy chế biên giới, triệt phá các tụ điểm đánh bạc, đá gà,… lập lại trật tự, kỷ cương trên địa bàn biên giới, giúp chính quyền, nhân dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Ông Châu Văn Nguyên, Phó Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Xương cho biết: “Việc đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, nội dung pháp luật cụ thể, gần gũi với đời sống hàng ngày của Đồn, giúp người dân “dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện”, qua đó để người dân tại các xã biên giới chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật”.

Vượt nỗi đau, cùng đơn vị giành cờ đầu Quyết thắng

Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy BĐBP An Giang cho biết, trên cương vị là Chính trị viên Đồn BPCKQT Vĩnh Xương, Thượng tá Hoàng Văn Đặng đã chủ động tham mưu, phối hợp với UBND thị xã Tân Châu triển khai thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn biên giới.

Thượng tá Hoàng Văn Đặng (SN 1969, quê ở Hà Dương, Hà Trung, Thanh Hóa). Tháng 9/1989, anh nhập ngũ, trở thành người lính biên phòng Đồn BPCK Vĩnh Hội Đông, BĐBP An Giang. Hơn 30 năm binh nghiệp, anh được thuyên chuyển qua nhiều đồn biên phòng (ĐBP) của An Giang như: ĐBP Lạc Quới, ĐBP Vĩnh Gia, Đồn BPCK Long Bình, ĐBP Vĩnh Ngươn. Tháng 1/2020, anh nhận quyết định về làm Chính trị viên Đồn BPCKQT Vĩnh Xương. Các ĐBP nơi Thượng tá Đặng làm Chính trị viên đều đạt danh hiệu đơn vị Quyết thắng, là lá cờ đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng.

Thượng tá Hoàng Văn Đặng

Thượng tá Hoàng Văn Đặng

Phường Vĩnh Ngươn, TX Châu Đốc, An Giang là khu vực phức tạp về buôn lậu. Phía Campuchia, dọc sát biên giới là 19 kho chứa hàng tại Gò Tà Mâu nằm đối diện với địa bàn ĐBP Vĩnh Ngươn. Có kho hàng chỉ cách biên giới Việt Nam 50m. Mỗi kho đều có đủ các loại hàng hóa, song chủ yếu vẫn là xăng dầu, hàng điện tử, điện lạnh, ĐTDĐ, phụ tùng ô-tô, honda, thuốc lá, gạo, đường cát. Bất kể ngày đêm, hàng lậu sẽ được vận chuyển trái phép vào nội địa. Từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Chỉ huy đồn, sự đoàn kết, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ nên 2 năm liền (2018, 2019) ĐBP Vĩnh Ngươn đều đạt danh hiệu đơn vị Quyết thắng.

Còn hai năm anh làm Chính trị viên Đồn BPCKQT Vĩnh Xương, năm 2020, đơn vị đạt danh hiệu Quyết thắng. Năm 2021, Đồn vinh dự được Bộ Tư lệnh BĐBP tặng thưởng Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Quyết thắng.

Để có được thành tích đó, Ban Chỉ huy đồn và cán bộ, chiến sĩ đã triển khai nhiều mô hình hiệu quả. Khu vực biên giới Vĩnh Xương tiếp giáp với xã Kaomsano, huyện Lekdek, tỉnh Kandal (Campuchia), đây là địa bàn đa tôn giáo, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Những năm qua, các tôn giáo đều hoạt động đúng theo tôn chỉ, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương. Các tín đồ và người dân trên địa bàn luôn nỗ lực chung tay cùng với lực lượng BĐBP xây dựng địa bàn biên giới ổn định.

Thượng tá Hoàng Văn Đặng cho biết: “Phụ trách địa bàn đa tôn giáo, vì thế, đơn vị luôn phối hợp với chính quyền địa phương, người có uy tín, các chức sắc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL cho nhân dân. Trong đó, việc phối hợp với Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo đã phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền cho tín đồ, người dân về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, đã khuyến khích bà con tích cực làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”.

Ít ai biết rằng, gia đình Thượng tá Đặng có hoàn cảnh khó khăn. Do đặc thù công việc, giống như nhiều người lính biên phòng khác, anh lập gia đình muộn. Ngoài 30 tuổi, mới có một người con gái Nam bộ gật đầu đồng ý lấy một sĩ quan nghèo, quê mãi tận Thanh Hóa.

Thượng tá Đặng kể, khi ấy anh ở ĐBP Vĩnh Hội Đông, giữ trọng trách làm chốt trưởng cầu 12, xã Phú Hội. Từ tình cảm “quân dân cá nước” anh Đặng quen cô gái xinh xắn kém anh 11 tuổi Võ Thị Ngọc (SN 1980, nhà ở xã Phú Hội). Dù có nhiều người đeo đuổi và biết rằng lấy chồng biên phòng vất vả, gian nan nhưng chị Ngọc vẫn chọn lấy chồng “một túp lều tranh, hai trái tim vàng”, cùng anh Đặng vượt qua mọi gian khó.

Thực tế cuộc sống còn cay đắng hơn những gì chị Ngọc có thể tưởng tượng hơn khi lấy chồng bộ đội. Tuy vậy, cả hai đã cùng nhau vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất. Năm 2003, hai người làm đám cưới và sinh con gái Hoàng Thị Nhã Phương. Năm 2006, anh chị có thêm cháu trai Hoàng Anh Tuấn (SN 2006). Con cái đủ nếp, đủ tẻ, gia đình đầy ắp tiếng cười, vợ chồng anh Đặng đã trải qua những tháng ngày hạnh phúc nhất. Nhưng rồi cháu Tuấn không may mắc bạo bệnh. Tiền bạc vợ chồng dành dụm được đều đổ vào chữa trị cho con nhưng bác sĩ bó tay, con trai anh mất năm 2018.

Vợ con Thượng tá Đặng

Vợ con Thượng tá Đặng

Sau đó, vợ chồng Thượng tá Đặng phải sống xa con gái. Lý do, anh bận công tác, nhất là từ khi có dịch Covid-19 phải thường xuyên làm nhiệm vụ ở đồn, ít về nhà. Từ năm 2020 đến nay, đơn vị luôn duy trì 22 tổ, chốt (gồm 17 chốt cố định trên biên giới, 5 tổ tuần tra kiểm soát cơ động trên bộ, sông Tiền) với sự tham gia của gần 300 cán bộ, chiến sĩ, 6 ghe máy và 2 chiếc ca nô

Còn chị Ngọc bươn chải buôn bán ngược xuôi, không có thời gian chăm sóc con, nên anh chị đã gửi con gái Nhã Phương Thanh Hóa ở với em ruột anh Đặng.

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư