Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội tăng tốc

Việt Nam có nhiều cơ hội để bứt tốc với TMĐT xuyên biên giới. (Ảnh minh họa)
Việt Nam có nhiều cơ hội để bứt tốc với TMĐT xuyên biên giới. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Số lượng nhà bán hàng trên Amazon tăng gấp 35 lần, số lượng sản phẩm bán ra từ nhà bán hàng Việt Nam tăng 300%, số lượng nhà bán có doanh thu triệu đô tăng gấp 10 lần… Đó là các số liệu cho thấy, cơ hội bứt tốc cho thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam.

Tiềm năng dồi dào để bứt tốc

Tại Hội nghị thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới 2024 (tổ chức ngày 9/10/2024), ông Gijae Seong - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, năm 2023, doanh số TMĐT bán lẻ toàn cầu ước đạt 5,8 nghìn tỷ USD. Dự báo, lĩnh vực này sẽ tăng 39% trong những năm tới, vượt 8 nghìn tỷ USD vào năm 2027. “Với sự phát triển liên tục của TMĐT toàn cầu cùng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với TMĐT, bao gồm TMĐT xuyên biên giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới để mở rộng dấu ấn quốc tế” - ông Gijae Seong nói.

Theo báo cáo của Access Partnership, giá trị xuất khẩu TMĐT B2C (bán lẻ) của Việt Nam năm 2023 đạt 86 nghìn tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ đóng góp 26%. Đáng chú ý, 93% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được khảo sát cho rằng, doanh nghiệp của họ sẽ không thể phát triển nếu không có TMĐT.

Số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon từ các đối tác bán hàng Việt Nam tăng hơn 300%. Top 5 danh mục sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon bao gồm các mặt hàng về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, nhà cửa, nhà bếp, may mặc và làm đẹp. Trong đó, gỗ là sản phẩm bán chạy nhất trong nhiều năm; tiếp theo là các sản phẩm may mặc với nhiều thương hiệu của Việt Nam; ngành làm đẹp cũng có cơ hội lớn vì kết hợp được giữa sản xuất với công nghệ địa phương.

Bên cạnh đó, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình đăng ký thương hiệu của Amazon tăng gấp 35 lần. Số lượng nhà bán hàng triệu đô đã tăng gấp 10 lần so với thời điểm chính thức bán hàng TMĐT xuyên biên giới. “Đó là minh chứng cho tiềm năng dồi dào của Việt Nam để bứt tốc với TMĐT toàn cầu” - lãnh đạo Amazon Global Selling Việt Nam nói.

Cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng

Bà Nguyễn Bảo Ngọc - Giám đốc Quản lý và Phát triển nhà bán hàng Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, cơ hội để nhà bán hàng Việt Nam tăng tốc TMĐT xuyên biên giới khá lớn. Tuy nhiên, “nhà bán hàng cần lưu ý, nên tăng giá trị thông qua cải tiến sản phẩm nhưng không chỉ tập trung duy nhất ở khâu sản xuất sản phẩm vì hoàn toàn có thể bị cạnh tranh về giá. Do đó, nên đầu tư vào sản phẩm ở các khâu, từ xây dựng câu chuyện cho sản phẩm đến khi đưa ra thị trường. Đây là phần đòi hỏi đến 80% công lực của nhà bán hàng” - bà Ngọc nói.

Đáng chú ý, theo bà Ngọc, nhà bán hàng cần phải nắm bắt xu hướng tiêu dùng và các nhà bán hàng có thể tập trung vào đó để bứt phá trong thời gian tới. Cụ thể, hiện thị trường sản phẩm ngoài trời chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian gần đây. Theo báo cáo của Statista, thị trường làm vườn đang phát triển mạnh mẽ, dự kiến đạt 80,86 tỷ USD vào cuối năm 2024.

Đại diện Amazon nhận định, ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và nhà sản xuất đã nhận ra nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm sân vườn và bắt đầu khai thác thị trường mới nổi này. Bằng việc tận dụng các nguyên liệu địa phương phong phú như tre, xơ dừa, rêu rừng và nhựa tái chế, các nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon đã phát triển một loạt các sản phẩm làm vườn thân thiện với môi trường, trong đó có thể kể tới các loại chậu cây phân hủy sinh học, cọc leo cây và phân bón hữu cơ nằm trong những mặt hàng phục vụ nhu cầu của nhóm tiêu dùng quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường.

Thông qua việc khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo này và thực hành sản xuất bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam đang nắm lợi thế để đáp ứng nhu cầu đối với xu hướng các giải pháp sân vườn xanh và thân thiện với thiên nhiên ngày càng tăng cao trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, thị trường quà tặng cũng đang “lên ngôi”, trong đó, riêng thị trường quà tặng bán lẻ Bắc Mỹ được dự kiến sẽ tăng trưởng từ 14 tỷ USD vào năm 2024 lên 17,13 tỷ USD vào năm 2029. Với ngành hàng này, Amazon nhận định, các nhà bán hàng Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn khai thác các xu hướng quà tặng mới nổi để phát triển trong tương lai vì sự đa dạng đầy bất ngờ của nhóm hàng này hiện đang kinh doanh trên Amazon.

Đại diện Amazon khẳng định, các nhà bán hàng Việt Nam hoàn toàn có thể khai thác thị trường đang lên này bằng cách cung cấp các sản phẩm có thiết kế và chức năng sáng tạo như hộp hay kệ phân loại đồ dùng được thiết kế riêng, giải pháp lưu trữ và sắp xếp đồ đạc, hay bộ dụng cụ làm đồ nội thất thủ công cho góc học tập. Thêm vào đó, các danh mục quà tặng như bình nước, hộp cơm trưa thân thiện với môi trường và đồ chơi giáo dục tương tác sẽ thu hút các bậc phụ huynh có nhu cầu cân bằng giữa tính tiện dụng và sự bền vững.

Đọc thêm

Kiến tạo vì doanh nghiệp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Còn vài ngày nữa là đến Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2024), tôn vinh cộng đồng doanh nghiệp (DN), doanh nhân. Qua gần 40 năm đổi mới, phát triển, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam đã có các đội ngũ DN hùng hậu, nhiều DN có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Kiểm soát tốt dịch bệnh thủy sản nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu

Kiểm soát tốt dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu.
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản 9 tháng năm 2024 đã đạt những kết quả nhất định. Ông đề nghị các địa phương không được chủ quan bởi dịch bệnh trên thủy sản khi đã xuất hiện thì lây lan nhanh và gây thiệt hại rất lớn.

Sắp diễn ra Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024
(PLVN) -  Ngày 15 và 16 tháng 11 tới đây tại TPHCM, InnoLab Asia phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024  (Vietnam Innovation Summit 2024) với chủ đề “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững - Chung tay kiến tạo tương lai”

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp
(PLVN) -  Tàu bay A321 thế hệ mới mang hình ảnh biểu tượng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp vừa được Airbus bàn giao cho Vietjet tại sân bay Orly (Paris) trước sự chứng kiến và chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Pháp.

Sự kiện thiết thực "tiếp sức" doanh nghiệp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong thời đại toàn cầu hóa, thực tế trên toàn thế giới đã chứng minh môi trường kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất với sự phát triển của mọi doanh nghiệp (DN) nói riêng và nền kinh tế nói chung. Gồm nhiều yếu tố như địa lý, dân cư, văn hóa, công nghệ, sự ổn định của xã hội… nhưng một yếu tố quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh là môi trường pháp lý.

Xây dựng quy định về quản lý hải quan đối với thương mại điện tử

Ông Đào Duy Tám - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan chia sẻ về việc xây dựng dự thảo Nghị định. (Ảnh: TC)
(PLVN) - Nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý đối với loại hình giao dịch thương mại điện tử, cơ quan Hải quan đang được Chính phủ giao xây dựng Nghị định về quản lý đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giao dịch thương mại điện tử và dự thảo Nghị định này cũng đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ từ năm 2023.

Cú hích thúc đẩy phát triển các dự án điện khí

Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sắp hoàn thành. (Ảnh: Petrovietnam)
(PLVN) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đơn vị thành viên vừa ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA) cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, biên bản ghi nhớ (MOU) cung cấp LNG cho dự án Nhà máy điện LNG Quảng Trạch II với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đây là những hợp đồng, biên bản mang ý nghĩa quan trọng, “mở đường” cho việc đàm phán PPA các dự án điện sử dụng khí LNG khác trong Quy hoạch điện VIII.

Talk Show 'Doanh nghiệp Việt & Nỗ lực xây dựng cộng đồng Đắc nhân tâm'

Talk Show 'Doanh nghiệp Việt & Nỗ lực xây dựng cộng đồng Đắc nhân tâm'
(PLVN) -  Sáng nay, tại khách sạn Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake, Báo Pháp Luật Việt Nam sẽ tổ chức Talk Show với chủ đề “Doanh nghiệp Việt & Nỗ lực xây dựng cộng đồng Đắc nhân tâm”. Sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), và là dịp để tôn vinh những đóng góp của các doanh nghiệp đối với cộng đồng.

Dự báo xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có lợi thế về cuối năm. (Ảnh minh họa: Bộ Công Thương)
(PLVN) - Năm 2024, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 377 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023. Hết 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 299,6 tỷ USD, mang lại nhiều thuận lợi cho kết quả của cả năm.

GDP quý III tăng 7,4%

GDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,82%
(PLVN) -  Mặc dù GDP quý III vẫn tăng cao nhưng đóng góp của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vào các tỉnh miền Bắc.

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
(PLVN) -  Ngày 05/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Tại chương trình, Agribank ủng hộ kinh phí 100 tỷ đồng, với mong muốn chung tay cùng hệ thống chính trị hoàn thành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đợt thi đua cao điểm từ nay đến hết năm 2025.

Đổi mới sáng tạo là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu ghi hình tại lễ công bố GII 2024.
(PLVN) - Phát biểu ghi hình tại sự kiện công bố Báo cáo GII 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển nhanh, bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau.