Thuê bao di động, vì sao phải bổ sung ảnh cá nhân?

Thuê bao di động, vì sao phải bổ sung ảnh cá nhân?
(PLO) -  Mục tiêu chính của việc thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích của chính người dân.

Trong thời gian qua, các nhà mạng đang yêu cầu người sử dụng thuê bao di động phải cung cấp bổ sung ảnh cá nhân theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP. Theo phản ánh của ông Nguyễn Long, quy định này gây khó khăn cho người dân, phát sinh chi phí đi lại, tốn thời gian.

Ông Long cũng không hiểu rõ giá trị, cũng như mục đích sử dụng ảnh của các nhà mạng. Theo ông được biết, ảnh chân dung là một nội dung được thể hiện trên thẻ căn cước công dân, quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Khi công dân đã xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 18, Luật Căn cước công dân (trong đó có cả ảnh chân dung).

Trên thực tế, khi đăng ký sim điện thoại, ngoài việc xuất trình thẻ căn cước công dân, đại lý giao dịch còn thực hiện cả việc sao chụp đối với căn cước công dân của người dùng. Do đó, Ông Long cho rằng, việc yêu cầu bổ sung hình ảnh chân dung tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP là không cần thiết, trái với quy định tại Luật Căn cước công dân, tạo thêm thủ tục, gánh nặng hành chính cho người dân, gây mất thời gian, lãng phí công sức, cần được xem xét lại.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, ông Long đề nghị xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nhằm tránh những phiền hà không đáng có.

Về vấn đề này, Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời như sau:

Ở nước ta thực tế thời gian qua, đại lý phân phối SIM thuê bao, điểm đăng ký thông tin thuê bao đã giả mạo thông tin thuê bao, thậm chí sử dụng phần mềm, công nghệ để tạo ra chứng minh nhân dân giả; lấy thông tin trong chứng minh nhân dân thật của nhiều người nhập sẵn vào các SIM thuê bao di động (mà không cần có người thực đến đăng ký sử dụng dịch vụ).

Các SIM thuê bao được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn, được bày bán tràn lan, công khai. Đây chính là một trong những nguồn phát tán tin nhắn rác, tin nhắn nặc danh, quấy rối, lừa đảo, phát tán thông tin độc hại, mạo danh thực hiện các giao dịch phi pháp trên mạng,.. phương hại đến an ninh quốc gia, sự ổn định của xã hội và lợi ích hợp pháp người dân.

Chính vì lý do trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2017/NĐ-CP, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải rà soát, đề nghị các khách hàng có thông tin thuê bao chưa đầy đủ, chưa chính xác đến cập nhật, bổ sung lại thông tin thuê bao (trong đó có ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung). Ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng, sử dụng dịch vụ sẽ là bằng chứng xác thực để xác định một giao dịch (giữ người dân và nhân viên nhà mạng) là có thật. Đồng thời việc lưu ảnh chụp có tác dụng hậu kiểm.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tổ chức làm việc, yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động xây dựng kế hoạch, các phương án để người sử dụng có thể cập nhật lại thông tin, trong đó chú trọng giải pháp chăm sóc khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những người sử dụng dịch vụ đang có thông tin thuê bao chưa đầy đủ, chính xác thực hiện việc cập nhật lại, chính xác hoá thông tin thuê bao theo quy định. Các doanh nghiệp đang tiếp tục triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp như: triển khai nhiều điểm lưu động, cử nhân viên trực tiếp đến gặp khách hàng; các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông làm thêm giờ để phục vụ khách hàng đến đăng ký, cập nhật lại thông tin,…

Mục tiêu chính của việc thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích của chính người dân. Vì vậy rất mong người dân hiểu và hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông trong quá trình cập nhật, bổ sung thông tin thuê bao, vì an ninh quốc gia và quyền lợi của chính bản thân./.

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.