Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp ủy đảng

Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05.
Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05.
(PLVN) -  Sáng 12/6, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, triển khai Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW.

Hội nghị được tổ chức sau thành công rất tốt đẹp của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 nhằm tập trung đánh giá những kết quả đã đạt được, nêu rõ những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ cho những năm tiếp theo.

Trước lễ khai mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu tham quan, nghe giới thiệu về triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trước lễ khai mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu tham quan, nghe giới thiệu về triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đây cũng là dịp tôn vinh các tấm gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong 5 năm qua, triển khai Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW.

Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa…

Các đồng chủ trì Hội nghị toàn quốc tại điểm cầu Bộ Tư pháp.
Các đồng chủ trì Hội nghị toàn quốc tại điểm cầu Bộ Tư pháp.

Tại điểm cầu Bộ Tư pháp có Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp; Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh; Thứ trưởng Mai Lương Khôi; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp Nguyễn Kim Tinh và đông đủ các Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức đoàn thể.

Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày cho thấy, nhìn chung việc thực hiện Chỉ thị 05 suốt 5 năm qua đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, khá toàn diện với nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực, tạo chuyển biến mạnh mẽ, có sức lan tỏa trong Đảng và toàn xã hội.

Quang cảnh tại điểm cầu Bộ Tư pháp.
Quang cảnh tại điểm cầu Bộ Tư pháp.

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã từng bước đi vào nền nếp, trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thúc đẩy việc tự giác nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu, góp phần kiềm chề, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị 05 cũng còn một số tồn tại, hạn chế như công tác lãnh đạo, chỉ đạo có nơi, có lúc chưa quyết liệt, kịp thời, chưa sát thực tế; việc tu dưỡng, rèn luyện làm theo Bác, nhất là trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu chưa thường xuyên; việc thực hiện Chỉ thị 05 gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, giải quyết các vấn đề bức xúc còn lúng túng

Ngoài ra, việc phát hiện, biểu dương các tấm gương điển hình chưa kịp thời, thiếu sức thuyết phục. Công tác đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống có nơi, có lúc còn hình thức, tình trạng thiếu tự giác nhận khuyết điểm, đổ lỗi, nể nang, né tránh, ngại va chạm diễn ra ở nhiều nơi…

Đảng uỷ, Ban Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam dự Hội nghị tại điểm cầu Bộ Tư pháp từ trụ sở Báo.

Đảng uỷ, Ban Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam dự Hội nghị tại điểm cầu Bộ Tư pháp từ trụ sở Báo.

Về phương hướng trong thời gian tới, Báo cáo khẳng định là cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, những kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện Chỉ thị 05 để đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thúc đẩy, tạo chuyển biến mạnh mẽ quá trình học tập sang làm theo Bác, đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thực sự thấm sâu vào đời sống, trở thành lối sống, cách nghĩ, cách làm của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân, từ đó nâng cao tinh thần yêu nước, khát vọng, ý chí phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Về nhiệm vụ, giải pháp, theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị, ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ giữa học tập và làm theo Bác trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự thống nhất ý chí và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05.

Đồng thời, đề cao, phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, gắn việc làm theo Bác với các phong trào thi đua, tạo sự lan tỏa thúc đẩy phong trào cách mạng, khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng…

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Đọc thêm

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.