Thúc đẩy tăng trưởng bao trùm qua tăng cường kỹ năng số cho phụ nữ, trẻ em gái

Các đại biểu dự hội thảo.
Các đại biểu dự hội thảo.
(PLVN) - Ngày 12/4, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Ban Thư ký APEC tổ chức “Hội thảo APEC về thúc đẩy phát triển bao trùm thông qua tăng cường kiến thức và kỹ năng số cho phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh công nghiệp 4.0”.

Đây là sáng kiến quan trọng và thiết thực của Việt Nam nhằm tiếp tục thúc đẩy triển khai kết quả của Năm APEC 2017 về phát triển bao trùm và phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.

Chào mừng các đại biểu tham dự Hội thảo, bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quang Ninh đánh giá cao chủ đề của Hội thảo; cho rằng Hội thảo là cơ hội quý báu để các sở, ban, ngành và doanh nghiệp của một địa phương Việt Nam như tỉnh Quảng Ninh trao đổi với các thành viên APEC và các tổ chức quốc tế về tiếp cận và ứng dụng công nghiệp 4.0, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm, nâng cao giáo dục kỹ năng số cho phụ nữ và trẻ em gái.

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, với vai trò là Diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, là động lực thúc đẩy tăng trưởng, liên kết và đổi mới sáng tạo toàn cầu trong thế kỷ 21, APEC cần tiên phong trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển về bình đẳng giới trong thời đại số. 

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Hội thảo tập trung xác định một số hướng hợp tác mới trong APEC, đặc biệt là, cần có cách tiếp cận tổng thể và thống nhất trong nhận thức và hành động về thúc đẩy phát triển bao trùm về số cho phụ nữ và trẻ em gái; tăng cường phối hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các hiệp hội, nâng cao sự phối hợp và bổ trợ giữa APEC với các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu như Tổ chức phụ nữ của Liên hợp quốc, G20, ASEM, ASEAN…

Hội thảo cũng cần đóng góp ý tưởng xây dựng Tầm nhìn APEC sau 2020 để APEC tiếp tục đóng vai trò là “vườn ươm” ý tưởng về đổi mới sáng tạo, đưa châu Á – Thái Bình Dương thành trung tâm công nghệ toàn cầu. 

Bà Alison Davidian - Đại diện của Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ khu vực châu Á – Thái Bình Dương - nhấn mạnh, phát triển bao trùm về số cho phụ nữ và trẻ em gái là quan tâm hàng đầu tại nhiều diễn khu vực và quốc tế nhằm giúp phụ nữ tận dụng được các cơ hội và thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ số.  

Tại Phiên thảo luận thứ nhất, các thành viên APEC đã trao đổi về những cơ hội và thách thức nghề nghiệp đối với phụ nữ và trẻ em gái, khoảng cách giới trong việc tiếp cận thiết bị, công nghệ và dịch vụ số, các rào cản đối với phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, và thúc đẩy mạng lưới xã hội nhằm trao quyền cho phụ nữ.  

Phiên 2 của Hội thảo tiếp tục thảo luận các giải pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo lại và đào tạo nâng cao, chính sách và hạ tầng số, tái định hướng nghề nghiệp cho phụ nữ nhằm thích nghi với nền kinh tế số, xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp và các nhà khởi nghiệp nữ nhằm tận dụng lợi ích của các công nghệ mới. 

Các Phiên thảo luận tiếp theo đã trao đổi và thông qua nhiều khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường sự tham gia về số của phụ nữ và trẻ em gái cũng như những đóng góp xây dựng Tầm nhìn APEC sau 2020. 

Kết thúc Hội thảo, các thành viên APEC nhất trí thông qua bộ khuyến nghị trong 6 lĩnh vực cụ thể để báo cáo lên Nhóm Đối tác chính sách của APEC về Phụ nữ và Kinh tế và các Quan chức cao cấp APEC tại cuộc họp tháng 5 tới ở Chi lê. 

Các nền kinh tế APEC và tổ chức quốc tế tham dự Hội thảo như OECD, UNESCO, UNDP... đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam và kết quả của Hội thảo trong việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, xây dựng Tầm nhìn APEC sau 2020, hướng tới một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương năng động, sáng tạo, bao trùm vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Trước đó, ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội thảo, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh  và Xã hội và các cơ quan của tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Đối thoại giữa các nền kinh tế APEC, các tổ chức quốc tế với các cơ quan trung ương, các sở, ban ngành và doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh về nâng cao giáo dục kỹ năng số cho phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Đọc thêm

Việt Nam luôn chào đón các nhà đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các tập đoàn, quỹ đầu tư toàn cầu chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách, các thứ tự ưu tiên trong huy động các nguồn tài chính. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
(PLVN) -Ngày 21/9 (giờ địa phương), tại TP New York, nhân dịp dự Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 78 và có các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự các cuộc tọa đàm với lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia, quỹ đầu tư tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ.

Những tấm gương Bộ đội Cụ Hồ trên đỉnh Pu Sâng

Lớp học do Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Hờ A Thành giảng dạy.
(PLVN) - Xuyên những cánh rừng heo hút, Đồn Biên phòng (ĐBP) Mường Lèo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sơn La nằm trong màn sương mờ ảo trên đỉnh Pu Sâng. Nơi heo hút đó lan tỏa những hình ảnh đẹp về tấm gương người tốt, việc tốt, tô thắm hình ảnh, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.

Khai mạc kỳ họp HĐND TP Hà Nội: Xem xét, quyết nghị một số hỗ trợ đặc thù nạn nhân vụ cháy

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc kỳ họp.
(PLVN) - Sáng nay, 22/9, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 13) để xem xét, quyết nghị các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp, HĐND TP Hà Nội sẽ quyết nghị một số nội dung hỗ trợ đặc thù đối với các đối tượng bị ảnh hưởng do vụ cháy tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân.

Đề cao chủ nghĩa đa phương trong phòng, chống dịch bệnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh tham vọng khí hậu. (Ảnh: VGP))
(PLVN) - Chiều 20/9, theo giờ New York, tại Trụ sở Liên Hợp quốc, Hội nghị Cấp cao của Liên Hợp quốc về sẵn sàng ứng phó và phòng, chống đại dịch đã khai mạc trọng thể, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức quốc tế. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Tập trung rà soát những nội dung có tác động lớn, 'kẽ hở' có thể bị lợi dụng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) -Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh yêu cầu trên khi chủ trì Hội nghị của Chính phủ để lấy ý kiến về Dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội, diễn ra sáng 21/9. Các Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà đồng chủ trì Hội nghị.