'Thuận Cà Mèn' đưa cháo làng 'xuất ngoại'

Startup Cà Mèn cùng LNS ký kết hợp tác phân phối độc quyền cháo bột cá lóc Quảng Trị và các sản phẩm đóng gói khác của Cà Mèn tại thị trường Hoa Kỳ.
Startup Cà Mèn cùng LNS ký kết hợp tác phân phối độc quyền cháo bột cá lóc Quảng Trị và các sản phẩm đóng gói khác của Cà Mèn tại thị trường Hoa Kỳ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mong muốn mang đặc sản quê hương đi muôn phương, chàng trai quê Quảng Trị Nguyễn Đức Nhật Thuận đã khai sinh ra thương hiệu Cà Mèn với sản phẩm cháo bột cá lóc đóng gói. Vượt ra khỏi ranh giới hình chữ S, cháo bột cá lóc Cà Mèn (đặc sản Quảng Trị) đang từng bước khẳng định được thương hiệu khi chính thức xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Mỹ.

Sản phẩm cháo bột cá lóc Cà Mèn đã được phía Hoa Kỳ cấp chứng nhận FDA (Food and Drug Administration) bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Bước tiến này đánh dấu nỗ lực bền bỉ sau 8 năm khởi nghiệp đầy mồ hôi, nước mắt của ông chủ trẻ Nguyễn Đức Nhật Thuận.

Cà Mèn - mang hồn quê vào phố…

Cà Mèn được thành lập 8 năm trước bởi Nguyễn Đức Nhật Thuận, người con của quê hương Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ông chủ Cà Mèn -chàng trai trẻ sinh năm 1990 đã bỏ lại công việc ổn định với mức lương gần 1.000 USD để thực hiện giấc mơ đưa đặc sản quê hương ra thế giới, xem đó như một sứ mệnh của đời mình.

Năm 2009, Nguyễn Đức Nhật Thuận vào TP Hồ Chí Minh học đại học. Hành trang của Thuận chỉ là 1 chiếc balo kèm theo vài bộ quần áo, một vài cuốn sách yêu thích cùng ước mơ, hoài bão của chàng trai 18 tuổi. Sau khi ra trường, Thuận được nhận vào một công ty chuyên về xuất nhập khẩu tại TP Hồ Chí Minh, với mức lương 1.000 USD. Thời đó, mức lương ấy là niềm mơ ước của Thuận và của nhiều người…

Quãng thời gian xa nhà, điều mà Thuận khao khát nhất là một bữa cơm mẹ nấu, một bữa cơm mang đậm hương vị đặc trưng Quảng Trị: mặn và cay. “Thời đó, đi ra đường, phở Hà Nội, bún bò Huế, mì quảng Hội An… đặc sản miền nào cũng có, chỉ là không có hoặc rất hiếm quán ăn bày bán đặc sản Quảng Trị. Tôi thèm quay quắt hương vị quê nhà”, Thuận nhớ lại.

Hơn nữa, mỗi lần về thăm quê, bà con trong xóm luôn động viên anh tìm cách giới thiệu sản phẩm quê hương một cách rộng rãi cho nhiều người biết, nên Thuận luôn ấp ủ cho mình hoài bão phải làm được những điều có ích cho quê hương.

Cuối năm 2015, Thuận quyết định nghỉ việc và bắt tay vào khởi nghiệp, mạnh dạn mở quán lấy tên “Cà Mèn”. Gọi là quán cho sang, nhưng thực ra chỉ là vài bộ bàn ghế nhựa đặt trước mảnh sân của căn nhà Thuận đang thuê, nằm sâu trong hẻm cụt của đường Gò Dầu, quận Tân Phú. Biệt danh “Thuận Cà Mèn” cũng theo Thuận kể từ đó. Một thời gian sau, quán mới chuyển về quận Phú Nhuận để những người yêu thích hương vị Quảng Trị có thể tìm tới thường xuyên.

Anh Thuận cho biết, món đầu tiên và tạo được thương hiệu cho Cà Mèn là bánh ướt Phương Lang, sau đó, mới phát triển thêm nhiều món như cháo bột cá lóc, cháo bột vịt, gà bóp rau răm, miến lươn xào… Mỗi ngày, bố mẹ Thuận ở quê đều tự tay chuẩn bị 30 - 40kg thực phẩm để gửi vào TP Hồ Chí Minh, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Cà Mèn. Vốn nhỏ, ông chủ Thuận kiêm cả shipper, một phần cũng để tạo uy tín với khách hàng.

Năm 2017, lượng khách ghé quán đã tăng lên, Cà Mèn tiếp tục khai trương thêm một chi nhánh ở quận Thủ Đức. Có 3 chi nhánh sau 3 năm khởi nghiệp, đó cũng là lúc Thuận phát hiện ra nhiều “lỗ hổng” trong cách quản lý của mình. Dù chi nhánh nào của Thuận cũng đông khách, Cà Mèn vẫn rơi vào thua lỗ.

Thậm chí, cuối năm 2018, vợ chồng Thuận chỉ còn đúng 500.000 đồng trong túi, tài sản cuối cùng là chiếc laptop cũ phải mang đi cầm cố để trả nợ. Khó khăn chồng chất khó khăn, thế nhưng, hình ảnh bố mẹ ở quê ngày ngày chuẩn bị hàng chục cân nguyên liệu chính gốc Quảng Trị cho Cà Mèn, cũng như người vợ tần tảo luôn hết lòng ủng hộ, đã giúp Thuận không từ bỏ giấc mơ. “Ngày đó, nhờ có gia đình, bạn bè và đặc biệt là vợ, đã luôn bên cạnh, giúp tôi vượt qua khó khăn và làm lại từ đầu”, anh Thuận bộc bạch.

Ông chủ Cà Mèn Nguyễn Đức Nhật Thuận và sản phẩm cháo bột cá lóc đóng gói.

Ông chủ Cà Mèn Nguyễn Đức Nhật Thuận và sản phẩm cháo bột cá lóc đóng gói.

Đến mang Quảng Trị đi muôn phương

Khi việc kinh doanh dần ổn định trở lại thì dịch COVID-19 ập đến, toàn bộ việc kinh doanh của Cà Mèn buộc phải ngừng lại. Trong mùa dịch, Thuận nhiều lần nhận được những tin nhắn của khách hàng chia sẻ về việc thèm hương vị bữa ăn quê hương. Ý tưởng “đóng gói” món cháo bột cá lóc cũng nảy sinh từ đó.

Vào tháng 12/2021, phiên bản đầu tiên của sản phẩm cháo bột cá lóc đóng gói ra đời. Nhưng, sản phẩm gặp hạn chế là kích thước quá to, khối lượng nặng, khẩu phần dành cho nhiều người ăn nên rất khó để mang đi xa. Và thế là Nhật Thuận tiếp tục nghiên cứu để cải tiến sản phẩm. Đến tháng 6/2022, khi cả nước mở cửa trở lại, không còn cách ly, cũng là lúc Thuận cho ra đời cháo bột cá lóc Cà Mèn phiên bản 1 người ăn với trọng lượng 230gr, nhỏ gọn, tiện lợi.

Bên trong sản phẩm gồm gói bột gạo hút chân không, gói rau hành, gói nước sốt và gói cá lóc đồng nguyên miếng đã được nêm nếm gia vị nấu chín. Với sản phẩm này, khách hàng chỉ cần 5 phút là đã có ngay một tô cháo bột thơm ngon, hấp dẫn.

Với sự đón nhận, ủng hộ và những phản hồi tích cực từ khách hàng đã giúp cho sản phẩm của Thuận tiến xa, đến tận những thị trường khó tính. “Có hôm gần 1h sáng, tôi nhận được cuộc điện thoại gọi từ Mỹ về. Đầu dây bên kia là một cụ bà 80 tuổi đã định cư tại Mỹ rất lâu. Bà nghẹn ngào trong nước mắt vì mấy chục năm xa xứ, đến bây giờ mới được ngửi lại mùi ném, thưởng thức lại hương vị tô cháo bột của Mạ nấu nên rất xúc động”, Thuận kể.

Khi sản phẩm cháo bột cá lóc đóng gói đã được thị trường chấp nhận, Thuận quyết định đổi tên slogan quen thuộc “Mang Quảng Trị vào phố” thành “Mang Quảng Trị đi muôn phương”. Bởi giờ đây, Cà Mèn không chỉ có sứ mệnh mang ẩm thực Quảng Trị vào TP Hồ Chí Minh mà còn có sứ mệnh mang cháo bột cá lóc đi muôn phương, tạo tiền đề cho những món ngon từ vùng đất Quảng Trị đặt chân đến nhiều quốc gia khác.

Bất ngờ… Cà Mèn đi Mỹ

Chưa từng đặt chân đến Mỹ, chưa từng nghiên cứu thị trường nhưng đến thời điểm hiện tại, món bánh canh cá lóc Cà Mèn của ông chủ Nhật Thuận lại đang gây “sốt” trong cộng đồng người Việt tại nước này.

Ngay từ khi hoàn thành sản phẩm, ước mơ của Cà Mèn là mang đặc sản Quảng Trị đến với người tiêu dùng cả nước và kiều bào hải ngoại. Vì vậy, Thuận tự mày mò tìm hiểu quy trình để xuất khẩu, trực tiếp gửi thư cho cơ quan quản lý thực phẩm bên Mỹ. Nhưng thật bất ngờ, một đối tác phân phối tại Mỹ tình cờ thưởng thức được món bánh canh cá lóc đóng gói từ nguồn hàng xách tay nên chủ động liên hệ.

Tháng 6/2023, tròn một năm kể từ ngày ra mắt sản phẩm cháo bột cá lóc đóng gói phiên bản 1 người ăn, Cà Mèn đã lọt vào mắt của LNS International Corporation - đơn vị chuyên nhập khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam phân phối đến khoảng 1.000 siêu thị, cửa hàng ở Mỹ.

Bà Nguyễn Thị Kim Huyền (Jolie Nguyễn), Chủ tịch LNS International Corporation xác nhận giai đoạn đầu năm nay, món cháo bột cá lóc của Cà Mèn đột nhiên “hot” tại thị trường Mỹ, nhất là ở Houston. Vì tò mò, bà đã mua thử và ấn tượng bởi hương vị tươi ngon, khác hẳn với những sản phẩm đóng gói khác. Lần đầu thấy một món ăn đóng gói mà có miếng cá lóc to, vị không khác nấu tại nhà khiến bà quyết định tìm đầu mối để tiến hành đàm phán xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ.

Cà Mèn đã ký hợp đồng trị giá 5 - 6 triệu đô với đối tác LNS International Corporation về việc phân phối độc quyền cháo bột cá lóc Quảng Trị và các sản phẩm đóng gói của Cà Mèn tại thị trường Mỹ. Sau khi ký hợp đồng, Cà Mèn đã xuất chính ngạch 3 container với số lượng hơn 150.000 gói cháo bột cá lóc đi Mỹ.

“Nhìn những gói cháo bột cá lóc Cà Mèn, món đặc sản của quê hương Quảng Trị được bày lên kệ của các siêu thị ở Mỹ và được đông đảo bà con ủng hộ mà lòng tôi thấy rất hạnh phúc và tự hào. Hy vọng rằng, đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp cho Cà Mèn có thêm cơ hội hợp tác với các đối tác phân phối sản phẩm ở các nước trong khu vực châu Á, châu Úc và châu Âu”, Thuận nói.

Cháo bột cá lóc là món ăn đầu tiên của mảnh đất Quảng Trị được đóng gói và xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Bên cạnh đó, Cà Mèn còn có 10 đại lý phân phối sản phẩm ở trong nước.

Hiện tại, Cà Mèn đang có xưởng sản xuất tại TP Hồ Chí Minh với hệ thống phòng ốc, máy móc dây chuyền được đầu tư với công suất lên tới 400.000 - 500.000 sản phẩm mỗi tháng. Đây là tiền đề quan trọng cho việc tiến tới xây dựng nhà máy quy mô lớn đặt tại quê hương Quảng Trị.

Bên cạnh sản phẩm chủ chốt là cháo bột cá lóc đóng gói, Cà Mèn còn mới cho ra mắt 2 sản phẩm đóng gói mới là miến lươn và bún lươn xào nghệ.

Tin cùng chuyên mục

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Đọc thêm

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.

Hàng Việt “áp đảo” tại siêu thị V’mart

Các sản phẩm Việt Nam chiếm từ 80 - 85% tổng số hàng hóa bày bán tại V’mart.
(PLVN) - Với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, siêu thị V’mart không ngừng nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng.

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho hàng Việt

Tại “Phiên chợ nông sản an toàn” hỗ trợ người dân khó khăn, UBMTTQVN và các đoàn thể phường Tân An đã khéo léo lồng ghép, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại địa phương.
(PLVN) - Để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai hàng loạt chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, từ sản phẩm OCOP cho đến các mặt hàng nông sản tiêu biểu đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.