Thủ tướng: Yêu cầu tỉnh Đồng Nai tập trung thực hiện '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đột phá'

Sáng 24/9, dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Đồng Nai tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đột phá" để Đồng Nai “Kết nối – Hội nhập – Cất cánh”.

Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương; Tư lệnh Quân khu 7 Nguyễn Trường Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh. Ngoài ra còn có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Đồng Nai, các tỉnh, thành phố; đại diện Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế; hiệp hội doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đưa Đồng Nai thành tỉnh phát triển hàng đầu của cả nước

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 đặt mục tiêu đến năm 2030, Đồng Nai trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao, vượt qua ngưỡng thu nhập cao trong nhóm đầu của cả nước; đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao…

Quy hoạch xác định 5 đột phá phát triển: Hạ tầng với điểm nhấn là Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các khu công nghiệp xanh, trung tâm đổi mới sáng tạo, dự án đô thị, du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp; tổ chức không gian phát triển tỉnh theo 3 vùng chức năng với 3 vùng kinh tế - xã hội phía Tây, phía Đông, phía Bắc, trong đó có 2 khu vực có vai trò động lực là đô thị sân bay Long Thành, hành lang sông Đồng Nai. Liên kết không gian của tỉnh Đồng Nai được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai; tập trung thu hút đầu tư phát triển 3 nhóm ngành kinh tế trụ cột là công nghiệp, dịch vụ, nông, lâm nghiệp, thủy sản…

Tại Hội nghị, Đồng Nai giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế, cơ chế chính sách thu hút đầu tư và công bố danh mục dự án thu hút đầu tư trên các lĩnh vực. Đồng Nai khẳng định tiếp tục nỗ lực, quyết tâm cao triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung vào cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư…

Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá, tỉnh Đồng Nai luôn là địa phương năng động trong phát triển kinh tế - xã hội, kiên trì mục tiêu phát triển bền vững, thu hút đầu tư có chọn lọc, tăng cường cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp cùng phát triển. Các doanh nghiệp cam kết đồng hành cùng địa phương phát triển nhanh, bền vững theo Quy hoạch đã được phê duyệt.

Ông Vũ Thế Phiệt, Chủ tịch Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, với quyết tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và tỉnh Đồng Nai, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đã và đang được triển khai tích cực. Là địa phương có đủ các loại hình giao thông, trong đó Cảng hàng không Quốc tế Long Thành là điểm nhấn, Đồng Nai cơ bản trở thành cửa ngõ quốc tế của đất nước. Ông tin tưởng Đồng Nai chung sức cùng các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, đưa dự án vào khai thác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Bà Lê Nữ Thùy Dương, Phó Chủ tịch Tập đoàn KN Holdings cho biết, với quá trình hơn 45 năm hình thành và phát triển, Công ty Golf Long Thành đã gắn bó gần 25 năm với Đồng Nai. Tập đoàn đã và đang tập trung đầu tư vào tỉnh Đồng Nai với trọng tâm là hạ tầng khu công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đô thị mới. KN Holdings sẽ phối hợp và triển khai các Trung tâm đào tạo nghề, Trung tâm nghiên cứu đổi mới sáng tạo, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tích cực đóng góp vào các hoạt động xã hội, tạo ra việc làm cho nhiều người lao động và góp phần cải thiện đời sống cộng đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai với các nhà đầu tư. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Biên bản ghi nhớ, Thỏa thuận nguyên tắc cho 17 dự án đầu tư có quy mô lớn ở các lĩnh vực: Hạ tầng khu công nghiệp, logistics, sản xuất chất bán dẫn, điện tử, dịch vụ thương mại, đô thị, du lịch, nhà ở xã hội… với tổng số vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD.

Tại Hội nghị, thông tin về công tác quy hoạch, vị trí, vai trò của công tác quy hoạch, các nội dung quan trọng, yếu tố tư tưởng chủ đạo trong công tác quy hoạch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 5 nhiệm vụ cụ thể. Đó là tìm ra và phát triển tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; phát hiện những mâu thuẫn, tồn tại, hạn chế, thách thức… để đưa ra giải pháp hóa giải, khắc phục; xây dựng danh mục các dự án, chương trình để thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; huy động nguồn lực thực hiện; tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm…

Đối với “Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Thủ tướng cho rằng, đây là sản phẩm “kết tinh trí tuệ của Đồng Nai, các bộ, ngành, nhà khoa học, doanh nghiệp cả nước”, “kết tinh từ quá khứ, hiện tại và tương lai”, để Đồng Nai “Kết nối – Hội nhập – Cất cánh”. Để thực hiện hiệu quả Quy hoạch, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Đồng Nai chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đột phá".

Trong đó, “1 trọng tâm” là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng; đột phá vào các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức…

Thủ tướng chỉ rõ “2 tăng cường” là: Tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người, trong đó nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường kết nối vùng, khu vực, trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông, hệ thống sản xuất và chuỗi, kết nối thị trường.

Cùng với đó, tỉnh thực hiện “3 đột phá”: Đột phá phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ về giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng số, y tế, giáo dục, xã hội...; đột phá phát triển công nghiệp công nghệ cao phục vụ chuỗi sản xuất - cung ứng cho khu vực, thế giới; đột phá ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong mọi mặt sản xuất, đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ tạo việc làm, sinh kế cho người dân ổn định và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Điểm tựa vững chắc, quyết tâm vượt qua giới hạn để vươn lên

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đồng Nai đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành. Đồng thời đẩy mạnh giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án, nhất là dự án hạ tầng; luôn đổi mới tư duy, tầm nhìn phát triển, khai thác, phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công - tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, y tế, giáo dục, xã hội, ứng phó biến đổi khí hậu.

Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai phát huy hiệu quả 3 vùng động lực kinh tế của tỉnh, bố trí nguồn lực thực hiện đồng bộ, hiệu quả không gian phát triển; phát triển công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng xanh, số, tuần hoàn; tăng cường liên kết vùng, quốc gia và quốc tế, phát huy vai trò, vị trí của Đồng Nai là một trong những trung tâm giao thương quan trọng của vùng Đông Nam Bộ; khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sân bay lưỡng dụng Biên Hòa làm động lực để phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Cùng với đó, Đồng Nai phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nỗ lực nâng cao hơn nữa các chỉ số xếp hạng như PAPI, PCI... Tỉnh chuẩn bị tốt các dự án mời gọi để đón nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư lớn, có tiềm năng; tăng cường bảo vệ môi trường, thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; thiết lập các hành lang đa dạng sinh học; bảo vệ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường trồng và bảo vệ, quản lý rừng, quan tâm bảo vệ vùng dự trữ sinh quyển.

Thủ tướng Chính phủ lưu ý, tỉnh phải phổ biến, quán triệt quy hoạch sâu rộng để mọi người hiểu, nắm rõ, từ đó ủng hộ, làm theo, giám sát việc thực hiện quy hoạch và thụ hưởng với tinh thần "Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân thụ hưởng".

Thủ tướng mong muốn các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Bộ, ngành Trung ương, đoàn kết, đồng lòng, hỗ trợ, cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính liên tỉnh, thành phố; phối hợp thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Đồng Nai; cùng các địa phương trong vùng phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện hiệu quả quy hoạch; thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

Các đại biểu tham dự Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát huy sứ mệnh trên tinh thần “cùng lắng nghe, thấu hiểu”, “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”, “cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển”; đồng thời “đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được. Từ đó tạo khí thế, động lực mới cho phát triển, mở ra cơ hội, giá trị mới cho địa phương và các đối tượng thụ hưởng".

Thủ tướng khẳng định, Nhà nước cam kết luôn luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự. Những ai vi phạm pháp luật như làm hàng giả, hàng nhái, thao túng thị trường, trốn thuế… thì phải xử lý. Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác; đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch tỉnh. Đồng thời tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển giao công nghệ, ứng dụng các phương thức quản trị thông minh; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cùng với đó, các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần đóng góp ý kiến tham vấn cho cơ quan nhà nước trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí tuân thủ; tiếp tục tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt văn hóa, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, bảo đảm đời sống cho người lao động, an sinh xã hội.

Cho rằng, vị thế và vai trò của Đồng Nai ngày càng được khẳng định trong chiến lược phát triển chung của cả nước, là mắt xích quan trọng của Đông Nam Bộ, là cực tăng trưởng của vùng và cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Đồng Nai có những điểm tựa vững chắc, cần nắm bắt và phát huy để phát triển vượt bậc. Đó là tinh thần đại đoàn kết, truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng, có Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, sự ủng hộ của nhân dân, điểm tựa từ năng lực nội sinh, quyết tâm vượt qua giới hạn để vươn lên, sự ủng hộ của bạn bè, đối tác quốc tế, doanh nghiệp, địa phương. Thủ tướng tin tưởng Đồng Nai sẽ phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Thủ tướng gửi gắm: “Đồng Nai đã nói là làm; đã đi là đến, đã bàn là thông”; “Đồng Nai quyết chí đồng tâm, vượt qua thách thức, ấm lòng nhân dân”; “Đồng Nai thi với toàn Vùng, không ngừng phấn đấu đi đầu tiên phong”...

Đọc thêm

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả kết quả các chuyến thăm, các thỏa thuận cấp cao và Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giai đoạn 2024-2028, tiếp tục đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Tổng kết thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân và Viên chức quốc phòng: Đề xuất sửa đổi chế độ phụ cấp, chính sách nhà ở

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết của Bộ Tổng Tham mưu. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Thời gian qua, các quân khu, quân, binh chủng đồng loạt tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân & Viên chức quốc phòng (QNCN,CN&VCQP) 2015. Từ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện luật, các quân khu, quân, binh chủng kiến nghị, đề xuất một số vấn đề nhằm kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp điều kiện thực tiễn.

Đưa quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại sự kiện kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, với nội hàm toàn diện và cụ thể của khuôn khổ quan hệ mới, hai bên còn nhiều dư địa để tiếp tục làm sâu sắc và đưa quan hệ song phương ngày càng phát triển ổn định, thực chất, mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho nhân dân hai nước cũng như đóng góp cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực và quốc tế.

Thủ tướng: Đề xuất các quy định đột phá để tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Đề xuất các quy định đột phá để tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực phát triển
Sáng 23/9, tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thiện thể chế, pháp luật nhằm tăng cường quản lý, song phải kiến tạo cho sự phát triển, huy động tối đa nguồn lực và khuyến khích sự sáng tạo của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tránh tình trạng bất cứ việc gì, cấp dưới cũng lên 'xin' cấp trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tránh tình trạng bất cứ việc gì, cấp dưới cũng lên 'xin' cấp trên
Sáng 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024 để xem xét, cho ý kiến đối với 4 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế; Dự án Luật Dữ liệu; Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả và bạn bè Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả và bạn bè Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Chiều 22/9, trong khuôn khổ chuyến công tác tới Hoa Kỳ dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với đảng cộng sản, tổ chức cánh tả và bạn bè Hoa Kỳ tại New York.

[Ảnh] Hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hoa Kỳ

[Ảnh] Hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hoa Kỳ
Nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều 22/9/2024, giờ địa phương (sáng 23/9, giờ Việt Nam), tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tiến sĩ Brendan Nelson, Phó Chủ tịch Cấp cao Tập đoàn Boeing kiêm Chủ tịch Boeing Global và Bà Kang Kyung-wha, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu chính sách Asia Society.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định, nhân loại đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới tốt đẹp hơn, vì sự phát triển tiến bộ, công bằng xã hội, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của người dân khi tất cả cùng thống nhất nhận thức, cùng hành động, cùng nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hiệu quả và khẳng định cam kết Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, hiệu quả vào các nỗ lực chung nhằm xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bình đẳng vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân loại.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Vatican

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng y Pietro Parolin. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Thủ tướng Vatican, Hồng y Petro Parolin khẳng định Đại diện thường trú của Tòa thánh tích cực hợp tác với Việt Nam và cho biết Giáo hoàng Francis mong sớm thăm Việt Nam, góp phần thúc đẩy mối liên kết giữa Tòa thánh và Giáo hội Công giáo Việt Nam, tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Vatican.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Tuần lễ Cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 79: Chia sẻ tầm nhìn và giải pháp của Việt Nam

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng và Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân tại Sân bay quốc tế J.F Kennedy. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
(PLVN) - Chiều 21/9 (theo giờ địa phương, sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ; bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.

Báo chí giải pháp - 'ngọn hải đăng' chỉ dẫn độc giả

Quang cảnh Diễn đàn. (Ảnh: Congluan)
(PLVN) - Báo chí giải pháp, báo chí kiến tạo khác báo chí truyền thống như thế nào? Các cơ quan báo chí cần phải làm gì để nâng cao vai trò, phát huy thế mạnh, góp phần xây dựng nền Báo chí Cách mạng Việt Nam ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn? Đây là những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Tổng Biên tập 2024: “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?” (Diễn đàn), diễn ra cuối tuần qua.

Cả hệ thống chính trị đồng lòng khắc phục hậu quả thiên tai: Không để người dân thiếu cái ăn, chỗ ở

Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp đến thôn Làng Nủ để động viên thăm hỏi sau vụ lũ quét tang thương. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Sau trận lũ quét do bão Yagi gây ra, toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã khẩn trương vào cuộc nhằm khắc phục hậu quả. Sự chỉ đạo mạnh mẽ từ Chính phủ và các cấp lãnh đạo, tinh thần đồng thuận giữa chính quyền địa phương và các lực lượng cứu trợ đều hướng đến mục tiêu quan trọng: ổn định cuộc sống Nhân dân.

Thủ tướng: Hệ thống ngân hàng cần thực hiện '6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá'

Thủ tướng: Hệ thống ngân hàng cần thực hiện '6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá'
Chiều 21/9, kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong khu vực châu Á.

Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển

Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển
Kết luận hội nghị với các doanh nghiệp lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp phát huy 6 tiên phong và khẳng định Chính phủ cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào, luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn, vướng mắc với tinh thần "tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển".