Thủ tướng yêu cầu thiết lập ngay kênh tiếp nhận ý kiến người dân

Thủ tướng yêu cầu thiết lập ngay kênh tiếp nhận ý kiến người dân
Phát biểu kết luận phiên họp thường kỳ tháng 8, hôm nay, 31/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục chỉ đạo quyết liệt cải cách thủ tục hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử ở tất cả các ngành, các cấp. Thực hiện ngay việc thiết lập các kênh để lắng nghe ý kiến phản ảnh của người dân và doanh nghiệp.

Việc lắng nghe nhằm kịp thời tiếp thu, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. 

Thủ tướng đồng thời yêu cầu cải tiến và công khai quy trình, thủ tục, điều kiện kinh doanh, kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính, người đứng đầu. 

Tăng cường phòng chống tham nhũng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; khuyến khích, khen thưởng kịp thời và bảo vệ an toàn cho người phát hiện, tố cáo tham nhũng; nghiêm trị những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để vu khống, tố cáo sai sự thật. Triệt để thực hành, chống lãng phí trong hệ thống hành chính Nhà nước và toàn xã hội.

Cũng trong phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mặc dù còn nhiều hạn chế, yếu kém nhưng về cơ bản tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Thủ tướng cũng hoan nghênh và đánh giá cao nhiều bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả.

Nhiệm vụ còn lại từ nay đến cuối năm 2016 là hết sức nặng nề. Chính phủ và từng thành viên Chính phủ phải quyết tâm hành động, đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; kiên quyết không lùi bước trước khó khăn thách thức; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; năng động sáng tạo, nói đi đôi với làm; tăng cường kỷ luật kỷ cương; tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; giải phóng mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp; tạo chuyển biến cơ bản về tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2016.

Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo điều hành. Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện; kiên quyết không để chậm trễ và thực hiện kém chất lượng, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể, báo cáo Chính phủ tại phiên họp hàng tháng. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vướng mắc phát sinh và biện pháp giải quyết.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp, điều phối chính sách chung của Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thường xuyên giao ban, làm việc với các Bộ trưởng, trưởng ngành để chủ động có giải pháp phù hợp, kịp thời đối với từng lĩnh vực nhằm thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm sự vận hành đồng bộ, hiệu quả chung của nền kinh tế.

Thủ tướng lưu ý cần bảo đảm tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế theo kế hoạch, tránh dồn vào những tháng cuối năm; thực hiện lộ trình giảm lãi suất cho vay, chú trọng nhiệm vụ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu một cách thực chất.

Quyết liệt chống thất thu, nợ đọng thuế, tăng thu NSNN; đánh giá tình hình chuyển giá và có biện pháp xử lý hiệu quả. Chỉ đạo lập dự toán NSNN bảo đảm có tiêu chí, định mức rõ ràng, công khai, minh bạch, khả thi.

Quyết tâm thực hiện các giải pháp bảo đảm nhiệm vụ tăng trưởng của từng ngành, lĩnh vực; tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Thúc đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường bảo đảm xuất khẩu đạt kế hoạch đề ra.

Tập trung thực hiện đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới; phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thu hút doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các mặt hàng nông sản có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao; chỉ đạo quyết liệt chống cháy rừng, thực hiện nghiêm đóng cửa rừng tự nhiên và đẩy mạnh trồng rừng.

Thủ tướng yêu cầu giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng của các cấp chính quyền và doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng lưu ý cần tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe y tế, phòng chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh theo mùa. Tiếp tục nâng cao năng lực dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai; chủ động ứng phó, chuẩn bị các phương án, làm tốt nhiệm vụ phòng chống lụt bão trong mùa mưa bão; hỗ trợ kịp thời người dân bị thiệt hại, bảo đảm nhanh chóng khôi phục sản xuất và đời sống ở các vùng bị thiên tai, lũ lụt.

Đồng thời, chuẩn bị tốt cho năm học mới 2016-2017, chú ý việc tăng học phí theo lộ trình, tăng cường quản lý giá các mặt hàng phục vụ cho giảng dạy, học tập của học sinh, sinh viên; tránh ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Đọc thêm

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.