Thủ tướng yêu cầu khẩn cấp ứng phó bão số 7

Thủ tướng yêu cầu khẩn cấp ứng phó bão số 7
(PLO) - Ngày 16/10, Thủ tướng Chính phủ có công điện số 1829/CĐ-TTg về việc khắc phục mưa lũ tại miền Trung và ứng phó khẩn cấp bão số 7.

Công điện gửi tới Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa, các tỉnh, thành phố khu vực bắc Bộ; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân.

Nội dung Công điện nêu rõ:

Những ngày qua, áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh đã gây mưa rất to, gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng, thiệt hại nặng về người và tài sản tại các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.

Hiện nay, bão số 7 (có tên quốc tế SARIKA) đang hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông, di chuyển nhanh về phía đất liền nước ta, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 16 và còn tiếp tục mạnh thêm. Bão có khả năng đổ bộ trực tiếp vào đất liền nước ta trong 2 ngày tới.

Ngoài ra, cơn bão mạnh có tên quốc tế HAIMA đang hoạt động trên khu vực Tây Thái Bình Dương tiếp tục mạnh lên và có thể đạt mức siêu bão, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến biển Đông. 

Đây là tổ hợp nhiều thiên tai (áp thấp nhiệt đới, lũ, bão) liên tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Để khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, chủ động đối phó với bão, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế tiếp tục thực hiện nghiêm túc các công điện số 1826/CĐ-TTg và số 1827/CĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, khẩn trương khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua ngay sau khi lũ rút, trong đó huy động lực lượng tại chỗ tập trung tìm kiếm người còn mất tích, tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị thiệt mạng, mất tích, bị thương, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, không để người dân bị thiếu đói, bị rét; tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, chủ động hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt đảm bảo hợp vệ sinh, không để bùng phát dịch bệnh do lũ; tổ chức dọn dẹp vệ sinh trường lớp để sớm đưa học sinh trở lại trường, khắc phục công trình cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi, điện, khôi phục sản xuất,…

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoãn các cuộc họp chưa thật cần thiết, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tập trung chỉ đạo ứng phó với bão, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:

Đối với khu vực ven biển và đồng bằng:

- Thông báo cho chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm (khu vực nguy hiểm trong 24h tới được xác định là phía Bắc Vĩ tuyến 14 0 N và phía Đông Kinh tuyến 111.5 0 E và sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến của bão).

- Kiểm đếm, quản lý chặt chẽ hoạt động của các tàu thuyền, kể cả các tàu vận tải, tàu du lịch; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra;

- Tùy theo tình hình diễn biến cụ thể của bão, mưa lũ quyết định cấm tàu thuyền ra khơi, cấm biển nhằm hạn chế thiệt hại, cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.

- Rà soát các khu nuôi trồng thủy sản, dân cư tại những vùng thấp trũng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở ven sông, suối, ven biển, các công trình không bảo đảm an toàn để sẵn sàng di dời đến nơi an toàn. Chỉ đạo chằng chống nhà cửa, kho tàng, trụ sở cơ quan, trường học; chặt tỉa cành cây và chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn các hầm lò, bến cảng, khu du lịch.

Đối với khu vực miền núi và trung du:

- Tổ chức kiểm tra an toàn các hồ chứa, vận hành xả nước đón lũ đảm bảo an toàn đập và hạ du các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện, đặc biệt là các hồ chứa đã đầy hoặc gần đầy nước, các đập xung yếu.

- Rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập úng, sẵn sàng sơ tán dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia theo dõi chặt chẽ, bám sát diễn biến của bão, mưa lũ; thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời đến các Bộ ngành, địa phương và nhân dân để chủ động phòng, tránh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương vùng có nguy cơ ảnh hưởng của bão thu hoạch diện tích lúa mùa đã chín với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; chủ động triển khai phương án bảo vệ diện tích hoa màu vụ Đông đã xuống giống; sẵn sàng các giải pháp kỹ thuật, chuẩn bị dự phòng giống cho sản xuất nông nghiệp để kịp thời khắc phục hậu quả mưa lũ; chủ động rà soát, kiểm tra, vận hành đảm bảo bao toàn đê điều, hồ đập; hệ thống thủy lợi.

Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ động rà soát các phương án, chỉ đạo sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân thu hoạch lúa và hoa màu; phối hợp cùng với chính quyền địa phương triển khai phương án sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo việc đảm bảo an toàn các tàu vận tải, kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền đảm bảo an toàn, tránh đứt dây neo, va đập; kiểm tra, bố trí lực lượng, phương tiện tại những khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở, ngập úng để kịp thời khắc phục sự cố đảm bảo giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không.

Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, có phương án đảm bảo an toàn hệ thống điện, duy trì nguồn điện phục vụ sản xuất, dân sinh; có phương án đảm bảo nhu yếu phẩm cho các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng; chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn các hầm mỏ, hồ chứa thủy điện, công trình dầu khí, cơ sở công nghiệp lớn.

Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn bảo đảm an toàn về người và tài sản đối với các công trình xây dựng, nhất là công trình nhà cửa, tháp cao, công trình đang thi công dở dang.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị trực thuộc gia cố, chằng chống các cột ăng ten đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ; sẵn sàng phương án đảm bảo thông tin, liên lạc phục vụ chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với bão, mưa lũ.

Các Bộ ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương sẵn sàng, chủ động triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lũ; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng phó và khắc phục hậu quả.

11. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài thông tin Duyên Hải và các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của bão, tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng tránh, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa và khu vực bãi ngang ven sông, ven biển.

12. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức thường trực theo dõi chặt chẽ tình hình bão, mưa, lũ; chỉ đạo, đôn đốc các các Bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các biện pháp ứng phó; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các tình huống cấp bách, vượt thẩm quyền./.

Tin cùng chuyên mục

Tập trung gỡ những 'nút thắt' cho Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương

Tập trung gỡ những 'nút thắt' cho Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương

(PLVN) - Sáng 26/9, Đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo các tỉnh, TP Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng chống tội phạm trên địa bàn trong 9 tháng đầu năm 2023.

Đọc thêm

Hình ảnh đẹp của những người lính mũ nồi xanh Việt Nam tại Abyei

Đại tá Nguyễn Việt Hưng (bên phải) tặng Quyền Trưởng Phái bộ tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Sau hai tháng tham gia gìn giữ hòa bình (GGHB) tại phái bộ UNISFA, Abyei, những người lính mũ nồi xanh Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thách thức, sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán và ngôn ngữ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tạo nhiều dấu ấn, hình ảnh tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

'Không lơ là, chủ quan trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn TP Hải Phòng'

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra thực địa Cảng Nam Hải Đình Vũ.
(PLVN) - Chiều 25/9, Đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia 389 làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng chống tội phạm trên địa bàn TP Hải Phòng 9 tháng đầu năm 2023 tại Cục Hải quan thành phố.

Thành phố Thanh Hóa có tân Chủ tịch UBND thành phố

Ông Trần Anh Chung, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa.
(PLVN) - HĐND TP Thanh Hóa đã tiến hành quy trình bầu Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa khóa XXII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Trần Anh Chung, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa với tỷ lệ phiếu bầu đạt 100%.

Gìn giữ vun đắp cho tình hữu nghị anh em và hợp tác đặc biệt Việt Nam – Cuba

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, sáng 25/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân và Hội đồng Nhà nước Cuba Esteban Lazo Hernández và đoàn Đại biểu Cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba nhân dịp thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của Lãnh tụ Cuba Fidel Castro tới vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam (9/1973 – 9/2023).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Bulgaria

Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Sân bay quốc tế Sofia. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
(PLVN) -  Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 17 giờ 45 phút ngày 23/9 (giờ thủ đô Sofia - tức 21h45 giờ Việt Nam), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Sofia, thủ đô Sofia, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Bulgaria theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Rosen Zhelyazkov.

Nghị quyết số 24-NQ/TW về biến đổi khí hậu: Một thập kỷ hoàn thiện hành lang pháp lý

 Là một quốc gia nông nghiệp, chủ động ứng phó với BĐKH là một trong những quyết sách lớn của đất nước. (Nguồn: Laurent Weyl/The Conversation)
(PLVN) -Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương được ban hành ngày 03/6/2013 tại Hội nghị lần thứ 7 khóa XI trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết đã đề ra những quyết sách lớn trong ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta.

Phát triển du lịch Sa Pa văn minh, thân thiện và bền vững.

Phát triển du lịch Sa Pa văn minh, thân thiện và bền vững.
(PLVN) - Tối 23/9, tỉnh Lào Cai tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa. Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành của Trung ương và địa phương cùng đông đảo nhân dân và du khách đến từ mọi miền tổ quốc.

Hoàng Thái tử Nhật Bản và Công nương thăm Đà Nẵng, Hội An

Hoàng Thái tử và Công nương tham quan phố cổ Hội An (Quảng Nam).
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (21/09/1973 - 21/09/2023), Hoàng Thái tử Nhật Bản Fumihito Akishino cùng Công nương Kawashima Kiko đã đến thăm TP Đà Nẵng và phố cổ Hội An (Quảng Nam).

ASEAN thông qua các tuyên bố chung về thông tin truyền thông

Các Bộ trưởng Thông tin ASEAN đã cùng thống nhất đưa ra những tuyên bố chung tại Hội nghị.
(PLVN) -  Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 thông qua nhiều văn kiện quan trọng, trong đó định vị vai trò của ngành truyền thông trong giai đoạn mới là từ "thông tin" tới "tri thức", cũng như chung tay ứng phó tin giả để xây dựng cộng đồng ASEAN tự cường và thích ứng.