Thủ tướng: Thời cơ rất lớn nhưng tuyệt đối không được chủ quan

Thủ tướng: Cần tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu nhất trong năm 2019
Thủ tướng: Cần tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu nhất trong năm 2019
(PLVN) -Theo Thủ tướng, thời cơ của chúng ta rất lớn, phải sẵn sàng đón nhận, đồng thời tuyệt đối không được chủ quan khi độ mở của nền kinh tế quá lớn, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp; cần tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, đây là nhiệm vụ trọng yếu nhất trong năm 2019.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra yêu cầu này khi phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, ngày 31/1.

Thủ tướng nhìn nhận tình hình tháng đầu tiên của năm 2019 tiếp tục xu hướng tích cực, tiếp tục giữ tiến độ đầu tư phát triển, đà tăng trưởng tốt. “Thời cơ của chúng ta rất lớn, các ngành, các địa phương phải sẵn sàng đón nhận”, Thủ tướng nêu rõ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành tuyệt đối không được chủ quan vì độ mở của nền kinh tế Việt Nam quá lớn.

Cần tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu nhất trong năm 2019. Từng đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành phải đặc biệt quan tâm sâu sắc về thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra cho bộ, ngành mình và thường xuyên giao ban, kiểm điểm hàng tháng tình hình thực hiện từng chỉ tiêu để có đối sách phù hợp, kịp thời với các biến động trong nước và quốc tế. “Việc chủ quan, sơ suất trong điều hành sẽ dẫn đến hậu quả lớn”.

Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất linh hoạt, hiệu quả, hài hòa với chính sách tài khóa và chính sách vĩ mô khác. Thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Tín dụng phải được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, là động lực của tăng trưởng, góp phần hạn chế tín dụng đen. Phải có biện pháp đối với một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro trong tín dụng.

Bộ Tài chính siết chặt hơn nữa kỷ luật tài chính ngân sách Nhà nước, thanh tra, kiểm tra công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách. Trường hợp đã bố trí trong dự toán mà phát hiện sai phạm, lãng phí thì điều chuyển sang mục đích khác. Tập trung chống thất thu, chuyển giá, nợ đọng thuế.

Bộ Công Thương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu theo mục tiêu đề ra. “Tại Hội nghị tổng kết Bộ Công Thương, tôi đã nói, năm 2018, chúng ta đã xuất siêu khoảng 7,5 tỷ USD thì không có lý do gì chúng ta lại nhập siêu trong năm 2019, mà ta biết FDI vào lớn như thế này thì dễ nhập siêu cao”, Thủ tướng lưu ý và giao Bộ Công Thương trình Thủ tướng Đề án về tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tới thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2019.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2019.

Thủ tướng cho biết, ngay sau Tết, sẽ chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để quyết định một số vấn đề đối với đường cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ để bảo đảm tuyến đường nhanh chóng đi vào hoạt động, phục vụ sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là mong mỏi của xã hội, của các đồng chí lão thành mà Thủ tướng đã gặp gỡ, tiếp xúc.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu công bố hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh điển hình.

Đối với các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, cần chủ động rà soát, nắm tình hình, đời sống của người dân, xử lý bất cập, tồn tại, không để tái diễn những vấn đề mà năm qua mắc phải.

Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng phải kịp thời hơn, tốt hơn, làm sao lượng người ra các trung tâm lớn, ra Hà Nội khiếu kiện giảm xuống.

Thanh tra Chính phủ sớm xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định thi hành một số điều Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập; Nghị định thi hành Luật khiếu nại, tố cáo trong quý I/2019.

Bộ Thông tin và Truyền thông cần tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng. Các cơ quan nhà nước phải chủ động thông tin chính xác, kịp thời. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. 

Không để người dân nào không có Tết

Lưu ý một số vấn đề trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Thủ tướng nhấn mạnh, “nhiệm vụ của chúng ta, các cấp, các ngành, các địa phương hiện nay là tập trung lo Tết cho dân để bảo đảm Tết an toàn, vui tươi, tiết kiệm”. Phải bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa Tết, đừng để Tết thiếu hàng cho người dân.

Tập trung lo Tết cho người vùng khó khăn, vùng xa, vùng sâu, vùng bị thiên tai, bảo đảm mọi thành phần xã hội đều được hưởng Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn. Các cấp các ngành phải tăng cường kiểm tra những vấn đề này tốt hơn. “Những ngày còn lại (từ nay đến Tết) các địa phương đều phải thúc đẩy kiểm tra, đừng để người dân nào không có Tết”.

Cùng với việc cung ứng đầy đủ hàng hóa, cần tập trung quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là chống vận chuyển, đốt pháo trái phép. Một yêu cầu rất lớn hiện nay là mở một chiến dịch xử lý các loại tội phạm để bảo đảm an toàn cho người dân. Đặc biệt là đổi mới cách làm, biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông.

Bên cạnh vui Tết và lo Tết cho người dân, cần lo sản xuất, đời sống kinh doanh, dịch vụ để đẩy mạnh phát triển, để ngay sau Tết bắt tay ngay vào việc,  không được chậm trễ, chểnh mảng, kể cả cơ quan hành chính, dịch vụ. Hạn chế những mặt tiêu cực của lễ hội trong dịp Tết và sau Tết.

Thủ tướng giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu việc nghỉ Tết sang năm (2020), trong đó có mô hình Singapore.

Về vấn đề giao vốn, Thủ tướng nêu yêu cầu, phải xử lý nhanh, đúng quy định, công khai, minh bạch, đi liền với đó là giao sớm, đôn đốc giải ngân kịp thời, để “đồng tiền hạt gạo” đến nơi, đến chốn, không được để thất thoát, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình xử lý các nguồn vốn liên quan.

Về vấn đề giao đầu mối quản lý Nhà nước về chất thải rắn, Thủ tướng đồng ý phương án giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý Nhà nước về chất thải rắn; Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm về mọi mặt trong vấn đề xử lý rác thải rắn trên địa bàn.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.