Thủ tướng nói gì trước khúc mắc về biên chế giáo viên, tàu vỏ thép...?

Thủ tướng nói gì trước khúc mắc về biên chế giáo viên, tàu vỏ thép...?
Tiếp xúc cử tri thành phố Hải Phòng tại Câu lạc bộ Bạch Đằng, sáng nay, 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng đã giải đáp nhiều ý kiến liên quan đến các vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm: tiêu thụ nông sản, biên chế giáo viên, nhà ổ chuột, quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất, quy hoạch bán đảo Sơn Trà...

Câu lạc bộ Bạch Đằng hiện có 1.750 hội viên là các đồng chí cán bộ cách mạng lão thành, cán bộ cao cấp, trung cấp của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân và lực lượng vũ trang nghỉ hưu, hiện cư trú trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Sau khi nghe bà Nguyễn Thị Nghĩa, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng báo cáo, các cử tri phát biểu ý kiến, đánh giá cao kết quả kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và một số đề nghị. 

Thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp thu, trao đổi và trực tiếp giải đáp, làm rõ các vấn đề cử tri quan tâm. 

“Cử tri có nguyện vọng được nghe Thủ tướng phân tích thêm về tình hình thực hiện nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thành công chỉ tiêu đã đề ra năm 2017”, cử tri Nguyễn Đức Vịnh nêu và bày tỏ ấn tượng sâu sắc với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Thủ tướng thời gian qua, với chương trình làm việc dày đặc, liên tục vào nam ra bắc, đến các tỉnh miền trung, miền núi, xa xôi, đối thoại với doanh nghiệp… Cử tri cũng muốn biết về kết quả các chuyến công tác nước ngoài, thúc đẩy hội nhập quốc tế gần đây của Thủ tướng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết kinh tế - xã hội đất nước hiện có bước phát triển tốt. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; đời sống nhân dân khá hơn; tăng trưởng các ngành kinh tế tiếp tục được phục hồi; xuất khẩu tăng gần 19%; thị trường chứng khoán liên tục tăng ở mức cao nhất, đạt gần 770 điểm, mức cao kỷ lục trong 9 năm. Mùa hè nắng nóng nhưng vẫn bảo đảm cung ứng điện trên cả nước. Chính phủ luôn cung cấp gạo kịp thời, hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, không để người dân nào “đói cơm, lạt muối, đứt bữa”. Dự trữ ngoại hối đạt trên 40 tỷ USD. 

Vốn FDI đăng ký mới, bổ sung và góp cổ phần 5 tháng đạt trên 12 tỷ USD. Trên 50 nghìn doanh nghiệp được thành lập. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, nhất là vấn đề giải quyết thất nghiệp. 

Tuy nhiên, còn gặp một số tồn tại, bất cập liên quan tới nợ công, nợ xấu, tai nạn, ùn tắc giao thông, cháy nổ… Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ theo dõi, chỉ đạo, tích cực khắc phục trong thời gian tới, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2017.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết các chuyến công tác nước ngoài, mà gần đây là chuyến thăm chính thức Mỹ, Nhật Bản, đã thành công, thể hiện vị thế của Việt Nam ngày càng cao. Khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta là đa phương hóa, đa dạng hóa, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm không phụ thuộc vào một quốc gia nào, một thị trường nào. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện với cán bộ cách mạng lão thành Hải Phòng.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện với cán bộ cách mạng lão thành Hải Phòng.

Cử tri Nguyễn Văn Điền đánh giá cao nỗ lực xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp mà Thủ tướng là người khởi xướng và tiên phong nhưng ông cho rằng sự chuyển động ở cấp cơ sở còn chậm và nêu ra một số vấn đề như việc cấp phép lưu hành ca khúc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 không bảo đảm chất lượng, nhiều tàu đắp chiếu, không sử dụng được…

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Thủ tướng khẳng định việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doan nghiệp không phải chỉ nói bằng miệng mà phải hành động; không phải là chỉ ở Trung ương mà cả ở địa phương, nhất là các cấp chính quyền cơ sở. 

“Muốn hành động phải làm thế nào, muốn quyết liệt phải làm thế nào?. Chúng tôi đồng ý là phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc ở các cấp, các ngành về việc này. Thứ hai là phải xử lý nghiêm minh những cán bộ, tổ chức sai phạm, làm ảnh hưởng đến chủ trương này. Thứ ba, phải tăng cường công khai minh bạch chủ trương, chính sách để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về đóng tàu vỏ thép, việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu là chủ trương đúng nhưng trước thực trạng tàu hư hỏng nhanh thì “chúng tôi đã yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ, xử lý nghiêm”, Thủ tướng nêu rõ. 

Về vấn đề bỏ biên chế với giáo viên, Thủ tướng cho biết, một số trường đại học, cơ sở giáo dục có đề án, chương trình tự trang trải được kinh phí thì ký hợp đồng với giáo viên, còn nếu áp dụng hình thức này cả với giáo viên vùng sâu, vùng xa, cả đời gắn bó với nghề giáo thì không ổn. Thủ tướng khẳng định: “Chưa có chủ trương đó. Mọi nhà giáo yên tâm”. 

Trước vấn đề mà cử tri Nguyễn Trí Thăng nêu về các các chính sách phát triển nông nghiệp, Thủ tướng chỉ ra một số bất cập trong lĩnh vực này như hạn điền quá nhỏ, “cả nước có 17,5 triệu mảnh ruộng thì làm sao sản xuất lớn được”.

Cũng theo Thủ tướng, vốn đầu tư vào nông nghiệp còn thấp mặc dù FDI vào Việt Nam rất lớn, do chính sách chúng ta còn bất cập. Khoa học công nghiệp chậm được áp dụng. Thị trường tiêu thụ còn bấp bênh và thời gian qua có tới 8 – 9 sản phẩm gặp tình trạng “được mùa rớt giá”, “được giá, mất mùa” mà điển hình gần đây là thịt lợn. “Những tồn tại này sẽ được tiếp tục quan tâm khắc phục. Chúng tôi đã có chương trình xây dựng nông nghiệp bài bản, quyết liệt, trong quy hoạch, điều hành, chính sách, thu hút đầu tư, đưa công nghệ cao vào nông nghiệp…”, Thủ tướng nói. 

Các hội viên Câu lạc bộ Bạch Đằng cũng đề nghị “giải quyết nhanh, dứt điểm các vụ việc tham nhũng, đừng để lâu rồi người tẩu tán đi hết”, việc quản lý cán bộ đảng viên còn nhiều sơ hở, nhất là nơi có vụ việc nghiêm trọng.

Thủ tướng khẳng định chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng là vấn đề được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, đang thực hiện hết sức nghiêm túc. Số tài sản thu hồi những năm gần đây đã cao hơn trước rất nhiều. Thủ tướng nhấn mạnh biện pháp tăng cường quản lý cán bộ đảng viên, kiểm tra, điều tra xử lý những trường hợp sai phạm, không để tình trạng “nhẹ trên, nặng dưới”. Thực hiện cơ chế động viên, bảo vệ, khen thưởng người phát hiện, đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Trước ý kiến cử tri về công tác quy hoạch đô thị, Thủ tướng nhất trí việc quy hoạch phát triển đô thị phải tốt hơn. “Nhưng không có chuyện Hà Nội mở rộng đến Thái Nguyên, Hòa Bình. Tôi hôm qua có phát biểu tại Hà Nội rằng Hà Nội phải làm tốt hơn công tác quản lý đô thị, để xứng đáng là Thủ đô của cả nước”, Thủ tướng cho biết.

Thủ tướng cũng cho biết với các khu nhà ổ chuột sẽ có chính sách để hỗ trợ giải quyết đúng mức, còn nhà cao tầng thì quản lý, quy hoạch để xây dựng đô thị văn minh, “chứ không phải một bên chỉ quan tâm đến người giàu, một bên thì không quan tâm đến người nghèo”. 

Thủ tướng cũng cho biết, tuần tới sẽ ký ban hành một nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với Hải Phòng để tạo điều kiện cho thành phố phát triển hơn nữa.

Cũng tại cuộc tiếp xúc, Thủ tướng đã trả lời nhiều vấn đề liên quan đến việc khoán rừng cho hộ dân, quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất, quy hoạch bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, chính sách hỗ trợ đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin, vấn đề Biển Đông.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Phải gỡ vướng về thể chế, mới đạt được mục tiêu 100 năm đã đề ra

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì ta rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra. Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân, xã hội, của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI
(PLVN) - Tại Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024, Báo Pháp luật Việt Nam được trao hai giải C cho loạt bài "Tri ân liệt sĩ thời số hóa" của nhóm tác giả Bùi Thị Xuân Hoa - Lê Võ Nguyệt Thương - Lê Thị Ngọc Hương và loạt bài "Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế" của tác giả Lương Thị Vân Anh.

Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng để chặn hệ luỵ từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phân tích những tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt đối với giới trẻ. Để giải quyết vấn nạn thuốc lá mới này, 'tư lệnh' ngành y tế đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trình Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Sẽ triển khai nhiều giải pháp để vàng không còn là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi

Phó Thủ tướng Chính phủ Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Có nhiều nguyên nhân khiến vàng là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi nhưng Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện mua bán đúng pháp luật, minh bạch; áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các cửa hàng và công ty; tiếp tục chống buôn lậu mạnh mẽ; thúc đẩy sản xuất kinh doanh; thúc đẩy thị trường vốn phát triển… để quản lý thị trường vàng.

Đã giảm chênh lệch giá vàng từ 15-16 triệu xuống còn 3-4 triệu đồng/lượng

Phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Để giảm chênh lệch giá vàng, từ phương án đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang phương án bán vàng trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC. Do đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế từ khoảng 15-18 triệu đồng/lượng đến nay chỉ còn khoảng 3-4 triệu đồng/lượng.

Tin tưởng phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu mở đầu phiên chất vấn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, với trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao, kinh nghiệm thực tiễn công tác, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ, trên tinh thần xây dựng, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.

“Chỉ có đoàn kết mới thắng lợi”

Người dân Nghệ An vui mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
(PLVN) -  Cả nước đang có nhiều hoạt động thực chất, hiệu quả hướng tới Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc, nhân dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam 18/11 hàng năm.

Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trò chuyện với cán bộ, Nhân dân thôn Lời. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 10/11, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các địa phương nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Bài cuối: Phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. Ảnh: VGP
(PLVN) -Trong khi các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra thì các chuyên gia, nhà quản lý cũng đưa ra hàng loạt biện pháp để sớm thực thi các thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8
(PLVN) - Trên diễn đàn Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp…, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.

Bài 3: Thông điệp đổi mới của Tổng Bí thư rất được lòng dân

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) - Thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ Tổng Bí thư “dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”, “chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”, theo ý kiến một số chuyên gia, là rất được lòng dân.