Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm cảng Quốc tế Long An và khảo sát vị trí xây dựng Nhà máy điện LNG Long An I & II

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm cảng Quốc tế Long An và khảo sát vị trí xây dựng Nhà máy điện LNG Long An I & II
(PLVN) - Sáng ngày 21/03/2021, đoàn công tác do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, cùng Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, đại diện các Bộ, Ban, Ngành cùng Lãnh đạo tỉnh Long An, đã có chuyến thăm Cảng Quốc tế Long An và khảo sát vị trí xây dựng Nhà máy điện LNG Long An I & II ...

Nhà máy điện LNG Long An I & II có diện tích khoảng 90 ha, nằm trong Khu Dịch vụ Công nghiệp Đông Nam Á (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) rộng 239 ha thuộc Dự án Cảng Quốc tế Long An.  Vốn đầu tư Nhà máy ước tính 3 tỷ USD. Nhà máy đang chuẩn bị khởi công xây dựng và dự kiến bắt đầu vận hành vào tháng 12/2025. 

Dự án có công suất dự kiến 3.000 MW, bao gồm hai nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp, công suất mỗi nhà máy 1.500 MW, do công ty VINACAPITAL GS ENERGY PTE. LTD. là chủ đầu tư . 

Tại buổi khảo sát, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác chuẩn bị mặt bằng để khởi công xây dựng Nhà máy điện LNG Long An I & II. Bên cạnh đó là sự điều phối và hợp tác chặt chẽ giữa nhà đầu tư, địa phương và các Bộ ngành liên quan, nhanh chóng và kịp thời trong thời gian đầu, tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy quá trình triển khai xây dựng Nhà máy điện LNG Long An I & II đúng tiến độ yêu cầu.

Cảng Quốc tế Long An
 Cảng Quốc tế Long An

Cảng Quốc tế Long An do Đồng Tâm Group làm chủ đầu tư, có khả năng tiếp nhận tàu 30.000 – 70.000 DWT, tổng chiều dài cầu cảng là 1.670m, đang trong quá trình vừa xây dựng vừa khai thác. Bên cạnh Khu Dịch vụ Công nghiệp 239 ha là Khu Công nghiệp 396 ha, cũng nằm trong Khu liên hợp Dịch vụ Cảng biển cùng các tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu trọn gói cho các doanh nghiệp đến đầu tư. 

Chủ đầu tư đang xúc tiến hoàn tất các thủ tục pháp lý xin mở rộng quy mô cầu cảng số 8 và 9 có công suất thiết kế đón tàu trọng tải lên đến 100.000 DWT. Khi đó, tổng chiều dài liên tục của bờ cảng lên đến 2.368m. Quy mô công suất hàng hóa thông quan đạt hơn 80 triệu tấn/năm.

Cảng Quốc tế Long An cũng mong muốn các cơ quan chức năng thường xuyên quan tâm, nạo vét, duy tu luồng sông Soài Rạp để không chỉ cảng Quốc tế Long An mà các các khác trong khu vực cũng có thể nâng cao khả năng tiếp đón các tàu Quốc tế trọng tải lớn.

Ngoài ra, chủ đầu tư còn có kế hoạch xây dựng cầu Cảng chuyên dụng, phục vụ khai thác hàng lỏng của các tàu chuyên chở hàng lỏng, dầu/khí hóa lỏng. 

Tất cả các hạng mục đang được khẩn trương triển khai xây dựng đúng theo tiến độ, hoàn thành vào năm 2023, theo định hướng phát triển Cảng Quốc tế Long An thành Cảng biển đa năng, giàu tiềm lực.

Cùng ngày 21/3/2021, UBND tỉnh Long An cũng đã trao Quyết định Chủ trương đầu tư và cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Nhà máy Điện LNG Long An I&II cho Công ty VINACAPITAL GS ENERGY PTE. LTD thực hiện đầu tư tại Khu Dịch vụ Công nghiệp Đông Nam Á thuộc Dự án Cảng Quốc tế Long An.

Việc đầu tư xây dựng và khai thác Nhà máy điện LNG Long An I & II tại dự án Cảng Quốc tế Long An chính là bước ngoặt quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của vùng ĐBSCL.

Trong năm 2020, Cảng Quốc tế Long An đã ký kết hợp tác chiến lược với các Cảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tạo điều kiện xúc tiến phát triển mạng lưới vận chuyển hàng hóa đa phương thức, đó cũng là tiền đề để Cảng quốc tế Long An trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ đi các khu vực và quốc tế, góp phần giảm giá thành hàng hóa của các doanh nghiệp trong vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong 2 tháng đầu năm 2021, lượng hàng hoá xuất nhập thông qua Cảng Quốc tế Long An đạt gần 200.000 tấn. Bên cạnh đó, Cảng Quốc tế Long An đã ký kết hợp tác với các dự án điện gió, chính thức trở thành một trung tâm lắp dựng điện gió chiến lược cho khu vực phía Nam.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.