Thủ tướng: Làm sao người dân ở nhà vẫn kê khai được tất cả giấy tờ?

Thủ tướng: Làm sao người dân ở nhà vẫn kê khai được tất cả giấy tờ?
(PLO) -  “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế số lần này phải được áp dụng mạnh mẽ ở mọi cấp mọi ngành. Tôi mong rằng quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng phải đi đầu trong việc này... Làm sao người dân ở nhà mà vẫn có thể kê khai tất cả các loại giấy tờ chứ không cần phải đến cơ quan, đến ủy ban phường, ủy ban quận, không phải đi đi lại lại mấy lần như trước đây”, Thủ tướng yêu cầu.

Sáng 13/5, tại Trung tâm Chính trị-Hành chính quận Hồng Bàng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV. 

Đại biểu cử tri quận Hồng Bàng bày tỏ phấn khởi về kết quả kinh tế-xã hội đạt được của cả nước và TP. Hải Phòng thời gian qua, đồng thời cũng bày tỏ một số băn khoăn về việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; khó thu hồi tài sản tham nhũng; vấn đề cải cách giáo dục còn nhiều bất cập, nhất là các kỳ thi chuyển cấp; việc chậm triển khai đường cao tốc ven biển; nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai; vấn đề thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; vấn đề năng suất lao động còn thấp; bất cập trong thu phí Quốc lộ 5; vấn đề mất an toàn giao thông; đề nghị sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương … 

Đồng tình với vấn đề cử tri nêu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết việc giải ngân chậm trễ bởi thủ tục phức tạp và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện ở nhiều nơi còn thấp. Do đó, hiện tỷ lệ giải ngân mới đạt khoảng 20%.

Trước tình hình này ngày 20/4 vừa qua, Chính phủ đã tổ chức hội nghị toàn quốc để tháo gỡ vấn đề đặt ra trong xây dựng cơ bản, đưa ra nhiều nhóm giải pháp đối với từng bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ đang quyết liệt tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh. 

Thủ tướng cũng thể hiện đồng tình với ý kiến của cử tri về việc lãnh đạo các cấp, các đại biểu Quốc hội cần lắng những ý kiến trái chiều, thẳng thắn để nắm rõ bản chất của sự việc, vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp tháo gỡ, xử lý kịp thời, phục vụ nhân dân được tốt hơn. 

Nhân dịp này, trao đổi với Đảng ủy, chính quyền TP. Hải Phòng và quận Hồng Bàng, Thủ tướng yêu cầu phải gần dân, sát dân, lắng nghe kiến nghị để giải quyết các vấn đề nhân dân nêu ra, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và các cấp chính quyền. Trong đó phải chú trọng thúc đẩy Chính phủ điện tử ở Hải Phòng và quận Hồng Bàng, thúc đẩy các giao dịch trên nền tảng internet, rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân, nhất là khắc phục được tình trạng “trên nóng, dưới cũng nóng nhưng ở giữa còn lạnh”.

Ghi nhận ý kiến của cử tri về thu phí BOT, Thủ tướng cho biết sẽ giao Bộ Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý để có mức phí hợp lý nhất.

Về việc xây dựng đường sắt tốc độ cao Hà Nội-Hải Phòng-Lào Cai, Thủ tướng nhấn mạnh đây là tuyến đường cần thiết và cần sớm triển khai nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế với phía nam của Trung Quốc và thúc đẩy phát triển hệ thống cảng ở Hải Phòng. Do đó, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo để nghiên cứu, sớm triển khai tuyến đường này. 

Thủ tướng cho biết ý tưởng xây dựng đường ven biển đã được ấp ủ từ lâu và đoạn qua TP. Hải Phòng, dài 29 km, sẽ được thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Ngày 4/5 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63 về đầu tư theo hình thức PPP với các cơ chế được xem là sẽ khơi thông dòng vốn tư nhân đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Thủ tướng tin rằng, tại cuộc tiếp xúc lần tới, cử tri sẽ không còn băn khoăn các vướng mắc về dự án đường ven biển này nữa. 

Thủ tướng cũng cho biết kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ thảo luận về Luật Phòng chống tham nhũng. Luật này liên quan đến nhiều luật, thể chế khác, liên quan đến quyền con người, quyền công dân nên phải lấy ý kiến nhiều lần.

“Tôi lấy ví dụ những tài sản không kê khai, chưa kê khai kịp, chưa kê khai, thì có phải tài sản tham nhũng không? Đó chưa hẳn là tài sản tham nhũng nhưng cũng phải xử lý như thế nào, có nhiều người đề nghị tịch thu, có nhiều ý kiến nói phải đánh thuế 45% số tài sản này. Dù chưa phải là tài sản tham nhũng, nhưng tịch thu tài sản phải có tòa án. Chúng tôi đang tiếp thu các ý kiến này để sửa đổi toàn diện Luật Phòng chống tham nhũng trình Quốc hội theo hướng cải cách”, Thủ tướng nói và nêu một số điểm sẽ được đưa vào dự thảo Luật sửa đổi sắp tới như việc cơ quan thẩm quyền tiến hành xác minh tài sản; biện pháp kiểm soát thu nhập; thực hiện giải trình nguồn gốc thu nhập; bổ sung chế tài xử lý đối với người kê khai tài sản không trung thực, không chứng minh được nguồn gốc tài sản. 

Về vấn đề năng suất lao động còn thấp, Thủ tướng cho rằng đây là điều Chính phủ đang nỗ lực khắc phục. “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế số lần này phải được áp dụng mạnh mẽ ở mọi cấp mọi ngành. Tôi mong rằng quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng phải đi đầu trong việc này, từ y tế, giáo dục, quản lý dân cư, cho đến các lĩnh vực khác. Việt Nam và Hải Phòng phải tiếp tục tiếp thu, áp dụng mạnh mẽ để năng suất lao động tốt hơn. Làm sao người dân ở nhà mà vẫn có thể kê khai tất cả các loại giấy tờ chứ không cần phải đến cơ quan, đến ủy ban phường, ủy ban quận, không phải đi đi lại lại mấy lần như trước đây”, Thủ tướng yêu cầu.

Cũng trong buổi tiếp xúc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo với cử tri Hải Phòng về thành công của Hội nghị Trung ương 7 và những kết quả tích cực về  kinh tế- xã hội của đất nước.  

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...