Thủ tướng kết thúc chuyến tham dự Hội nghị G7 mở rộng và thăm Nhật Bản

Tối 28/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã rời Tokyo, về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và thăm Nhật Bản từ ngày 26-28/5, theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Đây là lần đầu tiên, trên cương vị mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Sự phồn vinh và phát triển bền vững ở Việt Nam, châu Á và trên thế giới chỉ có thể được bảo đảm nếu có một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Sự phồn vinh và phát triển bền vững ở Việt Nam, châu Á và trên thế giới chỉ có thể được bảo đảm nếu có một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trong 3 ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chương trình làm việc khẩn trương với 19 hoạt động, cả song phương và đa phương, gồm dự các phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng; hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe; có các cuộc hội kiến, tiếp xúc, gặp gỡ với Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Italy Matteo Renzi, Tổng thống Sri Lanka, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổng Giám đốc OECD, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim, Thống đốc tỉnh Aichi…; dự Đối thoại chính sách kinh tế cao cấp Việt Nam – Nhật Bản, tiếp Chủ tịch Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Chủ tịch Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng như dành thời gian gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp Nhật Bản như Tập đoàn hàng không ANA Holdings Inc., Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành Mitsubishi, thăm nông trại Yokoyama.

Tại diễn đàn Hội nghị và các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Việt Nam luôn nỗ lực củng cố, phát triển quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trên tinh thần “là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Khẳng định lập trường về hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Phát biểu tại các phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 4 nhóm ý kiến lớn, thể hiện lập trường của Việt Nam về hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và cả thế giới nói chung.

Thủ tướng nhấn mạnh: Hòa bình và phát triển của Việt Nam gắn chặt với hòa bình và thịnh vượng chung của thế giới. Đóng góp giải quyết các thách thức chung của khu vực và thế giới là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi quốc gia dù ở trình độ phát triển nào. Sự phồn vinh và phát triển bền vững ở Việt Nam, Châu Á và trên thế giới chỉ có thể được bảo đảm nếu có một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định.

Chúng ta đang đứng trước những thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh của khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Các hành động đơn phương, trái pháp luật quốc tế và thỏa thuận khu vực, như bồi đắp đảo nhân tạo với quy mô lớn, làm thay đổi nguyên trạng và tăng cường quân sự hóa đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực. Tình hình đó đòi hỏi các quốc gia liên quan cần kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ Tuyên  bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng-Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng-Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng cho rằng các nước, nhất là các nước trong nhóm G7 cần có tiếng nói và hành động thiết thực để đóng góp tích cực vào củng cố môi trường hòa bình, ổn định và giải quyết các vấn đề chung của toàn cầu, cũng như ở khu vực; đặc biệt là các mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, chống khủng bố, an ninh lương thực, nguồn nước, hàng hải, hàng không… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự tin tưởng mạnh mẽ vào vai trò quan trọng của các quốc gia thuộc nhóm G7 trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu, liên kết thương mại, đầu tư; cũng như xử lý hiệu quả các thách thức phát triển toàn cầu vì một môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Chia sẻ các nhận định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các nước G7, các nước và tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị kêu gọi tăng cường hợp tác để duy trì tăng trưởng thế giới; ứng phó với thiên tai, hạn hán; hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có các nước ASEAN xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, tăng cường kết nối và cuối cùng là tăng cường xây dựng lòng tin nhằm giải quyết các điểm nóng tại khu vực và thế giới, trong đó có an toàn, an ninh hàng hải và hàng không tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

Thắt chặt các quan hệ song phương

Tại các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương các nguyên thủ, lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ Việt Nam quyết tâm đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là hợp tác kinh tế; mong muốn các nước và các đối tác ủng hộ Việt Nam tăng cường vai trò và trách nhiệm tại các tổ chức quốc tế, tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương quan trọng ở khu vực và trên thế giới, trong đó có việc ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và ứng cử vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021.

Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh các nước đã có lập trường tích cực, ủng hộ Việt Nam và ASEAN trong giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định cho thịnh vượng và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế đều đánh giá cao vai trò và uy tín của Việt Nam trong khu vực cũng như chia sẻ, ủng hộ các ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và mong muốn tiếp tục thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam.

Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản. Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Trong ngày 28/5, tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Trong bầu không khí hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, như những người bạn thân thiết lâu ngày mới gặp nhau, hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng về những tiến triển mới trên tất cả các lĩnh vực trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Hai Thủ tướng đã trao đổi ý kiến và đạt nhất trí cao về phương hướng và các biện pháp hợp tác cụ thể để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản, các vấn đề quốc tế hai bên cùng quan tâm.

Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác quan trọng, đánh giá cao ý nghĩa của chuyến thăm làm việc tại Nhật Bản và dự Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển G7 mở rộng lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Chính phủ, nhân dân Nhật Bản và của cá nhân Thủ tướng Shinzo Abe, đồng thời cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã hỗ trợ 2,5 triệu USD để khắc phục hậu quả của hạn hán và xâm nhập mặn. Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản ngày càng phát triển tốt đẹp.

Sau Hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ trao đổi Công hàm Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 TPHCM (tuyến Bến Thành-Suối Tiên); ba hiệp định vay cho ba dự án: Xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình và đường dây truyền tải, cải thiện môi trường nước TPHCM giai đoạn 2, tuyến đường sắt đô thị số 1 TPHCM (tuyến Bến Thành-Suối Tiên); Hợp đồng mua bán cổ phần giữa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và Tập đoàn Hàng không ANA holdings Inc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi Đối thoại kinh tế cao cấp Việt Nam-Nhật Bản. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi Đối thoại kinh tế cao cấp Việt Nam-Nhật Bản. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Lợi ích của doanh nghiệp là lợi ích của Việt Nam

Trước đó, ngày 26/5, ngay sau khi đến sân bay Chubu-Nagoya, bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng đã tới dự Đối thoại chính sách kinh tế cao cấp Việt Nam-Nhật Bản với sự tham dự của gần ba trăm doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam.

Phát biểu cũng như trao đổi, trả lời trực tiếp câu hỏi của doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới  tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài, với tinh thần “hai bên cùng thắng”, “lợi ích của nhà đầu tư cũng là lợi ích của Chính phủ. Thành công của các bạn cũng là thành công của chúng tôi”.

Đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hioyuki Ishige cho biết, các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam cảm thấy vững tâm trước các thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, qua cuộc khảo sát của JETRO đều mong muốn đầu tư vào Việt Nam.

Có thể nói, chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản; đóng góp tích cực, chủ động, có trách nhiệm vào việc giải quyết các vấn đề cùng quan tâm, góp phần vì hòa bình, phồn vinh, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.