Thủ tướng họp khẩn khi 2 “ổ dịch” lớn đang diễn biến phức tạp

(PLVN) -  Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn có giải pháp mới quyết liệt hơn, thần tốc hơn, với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại Bắc Giang, Bắc Ninh.

Sáng 26/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính triệu tập cuộc họp trực tuyến khẩn cấp với tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và các lực lượng chống dịch tại địa phương này, trong bối cảnh dịch bệnh tại Bắc Giang, Bắc Ninh có những diễn biến hết sức phức tạp. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu thảo luận về tình hình, đề xuất các giải pháp mới quyết liệt hơn, thần tốc hơn, với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại hai địa phương này.

Những ngày qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh đã quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh, đồng thời cố gắng cao nhất để bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Các cơ quan Trung ương và các địa phương đã tăng cường chi viện, hỗ trợ ở mức cao nhất cho hai địa phương này trong công tác chống dịch.

Bộ Y tế đã tổ chức Tổ công tác đặc biệt cắm chốt địa bàn Bắc Giang do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm Tổ trưởng, gồm các chuyên gia đầu ngành về dịch tễ, truy vết, điều trị, điều phối xét nghiệm... và lực lượng lấy mẫu xét nghiệp để trực tiếp hỗ trợ, phối hợp với Ban Chỉ đạo tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh điều hành, thực hiện các biện pháp chống dịch khẩn cấp.

Bộ Y tế cho biết, sáng 26/5, có thêm 80 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng Bắc Giang có 55 ca, Bắc Ninh 23 ca, Thanh Hóa và Hải Dương mỗi tỉnh có 1 ca. Còn trong ngày 25/5, có 444 ca ghi nhận trong nước, riêng Bắc Giang có 375 ca và Bắc Ninh có 28 ca.

Đến nay, tỉnh Bắc Giang ghi nhận 1.454 ca, chủ yếu liên quan đến 3 ổ dịch tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam; tại Khu công nghiệp Vân Trung; tại Khu công nghiệp Quang Châu. Tổng số trường hợp Fl: 13.173, F2: 61.341. Đến nay, toàn tỉnh đã lấy được 636.764 mẫu (riêng trong ngày 25/5/2021 đã lấy thêm được 35.990 mẫu); đã chạy được 591.604 mẫu, hiện nay, còn 9.032 mẫu gộp (45.160 mẫu đơn) chưa có kết quả.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Ảnh: TTXVN
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Ảnh: TTXVN

Nhận định chung, Bộ Y tế đánh giá số lượng trường hợp F0 tại Bắc Giang tăng cao do việc tổng lực tăng tốc xét nghiệm 3 ngày qua mà Bộ Y tế phối hợp với tỉnh Bắc Giang triển khai tại tất cả các khu công nghiệp, các nhà máy, khu lưu trú của công nhân trên địa bàn huyện Việt Yên, các trường hợp F0 đều đang lưu trú tại khu vực cách ly, phong tỏa, số ca chủ yếu vẫn tập trung tại huyện Việt Yên.

Dự báo trong những ngày tới, số lượng ca F0 vẫn tăng nhưng không nhiều như ngày hôm nay do các đối tượng nguy cơ cao đã được lấy xét nghiệm và đã có kết quả. Các ca bệnh phát hiện trong cộng đồng chủ yếu trong các khu vực đã giãn cách xã hội.

Còn tại tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 556 ca, liên quan đến các huyện, thành phố như: Thuận Thành (403), TP. Bắc Ninh (48), Yên Phong (31), Quế Võ (26) và 5 huyện còn lại ghi nhận tổng cộng 48 ca.

Tổng số các trường hợp F1, F2 là 37.012, trong đó Fl là 4.806 trường hợp. Tổng số mẫu lấy xét nghiệm là 366.615 mẫu, trong đó, 17.028 mẫu đang chờ kết quả (trong đó, 15.835 mẫu nhận từ 0h-6h ngày 25/5/2021).

Thời gian qua, tỉnh ghi nhận trung bình gần 30 ca mắc mới trong ngày. Dự báo trong những ngày tới sẽ tiếp tục ghi nhận các ca mắc mới từ các ổ dịch cũ, nhưng cơ bản tình hình dịch bệnh đang từng bước được kiểm soát. Các trường hợp hầu hết đã được cách ly từ trước hoặc được phát hiện trong khu vực phong tỏa.

Trước đó, chiều 25/5, họp trực tuyến với Tổ thường trực phòng, chống dịch tại Bắc Giang, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, tình hình dịch ở Bắc Giang và Bắc Ninh rất nóng, diễn biến phức tạp, chủng virus lần này lây nhanh, mạnh, có khả năng nhân lên và phát tán mầm bệnh trên diện rộng. Đặc biệt, hình thái lây nhiễm trong KCN, mật độ đông, môi trường khép kín, nhà vệ sinh chung, khu nhà ăn tập trung hàng chục nghìn người nên nguy cơ lây lan rất lớn.

Do đó, Bộ Y tế sẽ huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ tối đa cho Bắc Giang; điều động các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Phổi T.Ư, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỗ trợ về công tác hồi sức, điều trị. Bộ trưởng đề nghị tỉnh tiếp tục khảo sát thành lập thêm bệnh viện dã chiến để chuẩn bị cho phương án phát sinh nhiều ca bệnh.

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.