Thủ tướng đôi thoại với nông dân: Gỡ khó để nông nghiệp, nông thôn khẳng định vị thế trụ đỡ của nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành trực tiếp tham gia đối thoại với nông dân.

​
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành trực tiếp tham gia đối thoại với nông dân. ​
(PLVN) -Đối thoại với hơn 300 nông dân nông dân xuất sắc, tiêu biểu đại diện cho hơn 14 triệu hộ nông dân của cả nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng thông báo trong bối cảnh dịch Covid-19, nông nghiệp, nông thôn đã khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế. Người đứng đầu Chính phủ đã lắng nghe từng ý kiến của nông dân và cam kết tiếp tục tháo gỡ khó khăn để lĩnh vực này tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng của mình…

Nông nghiệp thắng lợi toàn diện

Với chủ đề: "Cùng nỗ lực, vượt thách thức, giữ vững tăng trưởng giá trị nông sản Việt giúp nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại", Hội nghị đối thoại với nông dân lần thứ 3 – sự kiện được mong chờ nhất đã diễn ra tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) chiều  28/9. 

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại
 Toàn cảnh Hội nghị đối thoại

Đây là cuộc đối thoại thứ 3 của Thủ tướng với nông dân sau 2 lần đối thoại với nông dân tại miền Nam và miền Bắc. Sự kiện do Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức. 15 cơ quan liên quan đến các vấn đề nông dân quan tâm, bao gồm các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tham dự sự kiện này.

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng, Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn và trực tiếp là người nông dân bị ảnh hưởng rất lớn. Trong đó, sự đứt gãy ở chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm đã khiến nhiều đối tượng chịu thiệt hại lớn, trong đó có những nông dân trồng trọt, chăn nuôi, làm ngành nghề nông thôn và làm dịch vụ.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cũng nhấn mạnh,  Chủ đề của Hội nghị càng ý nghĩa đối với khu vực miền Trung-Tây Nguyên bởi đây là khu vực không chỉ được Đảng, Nhà nước xác định có tầm chiến lược về an ninh quốc phòng mà còn có tầm chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội, trong đó các thế mạnh, tiềm năng về kinh tế biển, dịch vụ du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; phát cây công nghiệp-công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm… 

Thủ tướng NGuyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị
 Thủ tướng NGuyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị

Khẳng định nông nghiệp, nông thôn Việt Nam luôn là trụ đỡ của nền kinh tế qua các thời kỳ, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Việt Nam giữ được tăng trưởng dương là nhờ có trụ đỡ là nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết. dự kiến năm nay, ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 42 tỷ USD, là một trong những nước dẫn đầu Đông Nam Á về xuất khẩu nông sản.

Có được kết quả đó, theo Thủ tướng, ngành nông nghiệp, giai cấp nông dân đã phát triển ở giai đoạn cao, rất đáng mừng, và cơ bản trong năm nay, nông nghiệp được mùa, trúng giá, cả lúa gạo, thủy sản, trái cây, gỗ rừng trồng…, “Có thể nói một nền nông nghiệp thắng lợi toàn diện”- Thủ tướng khẳng định

Tiếp tục gỡ khó

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng trăn trở khi cho rằng nông nghiệp, nông thôn, người nông dân còn nhiều khó khăn  cần phải tháo gỡ mà cuộc đối thoại hôm nay góp phần vào việc tháo gỡ đó.

Thủ tướng bày tỏ: Đảng, Nhà nước muốn nghe tâm tư nguyện vọng của bà con, “có kiến nghị, khó khăn gì để cùng tháo gỡ, giải quyết”, để làm sao nông nghiệp, nông thôn tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng của mình.

Cũng tại đối thoại, Thủ tướng đặt ra 2 vấn đề lớn là làm sao hình thành lớp nông dân mới với tư duy mới, đổi mới, “chứ không mãi “con trâu đi trước, cái cày theo sau”" và tinh thần tự lực tự cường của người nông dân Việt Nam. “Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân. Chính phủ mong muốn, “bà con suy nghĩ phải làm gì để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững”. Do đó, cuộc đối thoại phải thiết thực, không hình thức!” Thủ tướng lưu ý

Một loạt vấn đề được nông dân đưa ra tại Hội nghị như: Phát triển bèn vững cây cà phê, cây mắc ca; Hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển; Giải pháp phát triển và mở rộng tiềm năng nghề nuôi biển; Về xây dựng, mở rộng nhà máy chế biến nông sản ở Tây Nguyên; Các giải pháp hỗ trợ tín dụng; Chính sách hỗ trợ chăn nuôi; Hỗ trợ thông tin thị trường; Biến đổi khí hậu; Phát triển nông thôn mới; Phục hồi du lịch…

Nông dân Đăk Lăk giới thiệu với Thủ tướng đặc sản địa phương.
 Nông dân Đăk Lăk giới thiệu với Thủ tướng đặc sản địa phương.

Lắng nghe ý kiến người nông dân, cũng như giải đáp của các Bô, ngành, có những vấn để Thủ tướng trực tiếp giải đáp ngay tại Hội nghị.“Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và sẽ cùng Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề đặt ra tại Hội nghị…”- Thủ tướng nói

Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn, dồn sức đầu tư cho tam nông, với nhiều chương trình hỗ trợ từ hạ tầng đến xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người nông dân, nhất là các chương trình hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ khắc phục thiệt hại thiên tai…

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, thách thức càng lớn, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với tam nông ngày càng mạnh mẽ, cũng như quyết tâm của người nông dân càng cao. 

“Khát vọng xây dựng một Việt Nam hùng cường, cũng chính là khát vọng của những người nông dân Việt Nam. Nếu 65% bộ phận người dân nông thôn không phát triển, đời sống không được nâng cao, thì đó chưa phải là hùng cường…”- Thủ tưởng nhấn mạnh.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các địa phương cần thường xuyên đối thoại với bà con nông dân; với các cấp Hội Nông dân để lắng nghe, tìm hiểu tâm tư của bà con, qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn. Các Bộ ngành Trung ương tạo điều kiện để các chính sách, chế độ đến với bà con tốt hơn . 

Đổng thời Thủ tướng cho biết, Chính phủ cũng cần mở các kênh lắng nghe nhiều hơn nữa ý kiến đóng góp, kiến nghị của nông dân, giúp bà con phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sản xuất kinh doanh để nâng cao đời sống, xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp….

Dự kiến sau Hội nghị đối thoại lần thứ 3 này, nhiều chính sách lớn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, nhất là khu vực miền Trung- Tây Nguyên sẽ được Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành tập trung triển khai, xây dựng để cụ thể hóa vào thực tiễn đời sống./.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.