Thu giữ tài sản bảo đảm: Làm sao để “tốt cho cả hai“?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Triển khai đúng quy trình, pháp luật cho phép, thế nhưng khi ngân hàng thực hiện thu giữ tài sản khách hàng thế chấp thì rất dễ sinh chuyện. Khách hàng kêu cứu, dư luận không đồng tình, phê phán, hình ảnh ngân hàng bỗng dưng trở nên méo mó, xấu xí, thậm chí bị “kiện ngược”. Vì đâu nên nỗi?

Trăm cái lý

Việc xử lý tài sản bảo đảm là hoạt động được pháp luật cho phép, quy định khá cụ thể tại nghị định số 163/2006/NĐ-CP, thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN.

Theo đó, tổ chức tín dụng được thực hiện xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức mà các bên thỏa thuận, bao gồm: Bán tài sản bảo đảm, nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.

Nếu khách hàng không giao tài sản bảo đảm cho cán bộ ngân hàng để xử lý thì ngân hàng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm. 

Khoản 1 Điều 63 Nghị định 163/2006/NDD-CP quy định rõ: “Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết”. 

Hành lang pháp lý đã có thể nhưng thực tế khi thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP và các văn bản pháp lý hiện hành, tổ chức tín dụng gặp muôn vàn khó khăn. “Đứng cho vay, quỳ thu nợ” đang là hình ảnh khá chua chát nhưng phản ánh đúng thực trạng thu hồi nợ xấu của các ngân hàng thời gian qua. 

Thống kê những vụ thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) ồn ào dư luận nhất thời gian qua cho thấy một motip điển hình: khi vay, khách hàng tự nguyện ký hợp đồng dùng tài sản thế chấp (bất động sản, tài sản lưu động…) để bảo đảm cho khoản vay của mình, chấp nhận hạn chế quyền sở hữu của mình liên quan tới tài sản đó.

Tuy nhiên, khi không còn khả năng trả nợ, bị tổ chức tín dụng tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu, thu giữ tài sản đảm bảo thì khách hàng quay ngược 180 độ vi phạm cam kết, không thiện chí trả nợ, thậm chí “kiện ngược” ngân hàng. 

Hầu hết các ngân hàng lớn như VPBank, Techcombank, Vietinbank…đều từng gặp phải thực trạng “dở khóc, dở cười” như trên. Trưởng bộ phận thu hồi nợ của một ngân hàng lớn ngán ngẩm cho hay “nản” bậc nhất khi thu hồi tài sản bảo đảm là bất động sản.

Lúc ký hợp đồng thế chấp tài sản khách hàng hoàn toàn tự nguyện và đã được tư vấn, thông báo kỹ càng các hình thức ngân hàng áp dụng khi thu giữ tài sản bảo đảm (bao gồm cả việc ngân hàng được phép niêm phong tài sản, quản lý tài sản, thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm).

Thế nhưng khi ngân hàng tới thực hiện các biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm thì khách hàng kiện cáo, kêu cứu tới công an địa phương, báo chí.

Ngân hàng đang ở thế “đi đòi nợ” bỗng dưng trở thành “đi xin nợ”, thành “ngáo ộp”, “xã hội đen” xâm phạm nơi cư trú của công dân. Khách hàng đảo ngược tình thế, từ “con nợ” thành “khách nợ” và ra các yêu cầu buộc ngân hàng phải “chiều theo ý mình”.

Không bằng một tý duy tình?

Theo các chuyên gia pháp lý và các chuyên gia tài chính, ngân hàng thì sở dĩ ngân hàng trở thành “nạn nhân” khi thực hiện các giải pháp thu hồi tài sản bảo đảm, trước hết là bởi các quy định của pháp luật tuy đã đầy đủ nhưng còn có điểm “mờ”, từ đây, khách hàng nương theo để “bắt bí” ngân hàng. 

Cụ thể, pháp luật quy định trước khi thu giữ tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng phải gửi văn bản thông báo, tiến hành gặp gỡ, trao đổi với bên thế chấp, bên quản lý tài sản để thực hiện quyền thu giữ tài sản.

Bên thu giữ không áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm. “Khách hàng chây ỳ, không có thiện chí trả nợ đã “vin” vào quy định mập mờ này để “tố ngược”ngân hàng xử lý nợ theo kiểu cưỡng bức, trái đạo đức xã hội, dồn khó cho khách hàng.

Hàng loạt những từ ngữ đao to, búa lớn được tung ra để gây sức ép, ví dụ như: phá nhà dân, niêm phong nhà dân, đuổi khách hàng ra khỏi nhà…Ngân hàng bị “bêu xấu” mà phải “ngậm bồ hòn”, một cán bộ trực tiếp tham gia một vụ thu hồi nợ tốn nhiều giấy mực mới đây ở Hà Nội chia sẻ.

Vẫn theo vị cán bộ này thì chiêu “tung hỏa mù”, “kêu khổ, tố oan” này của một số khách hàng nhận được sự thông cảm của dư luận, xã hội là bởi tâm lý người Việt khá duy tình, thiên lệch về phía khách hàng với suy nghĩ khách hàng là người yếm thế, ngân hàng là “người nắm đằng chuôi”. 

Chính bởi sự “duy tình” này của cả xã hội mà nhiều khi ngân hàng dở khóc dở cười. Vụ thu hồi tài sản bảo đảm của một ngân hàng lớn ở Hà Đông (Hà Nội) mới đây là ví dụ điển hình.

Tổ công tác của ngân hàng này khi thực hiện các bước thu hồi tài sản bảo đảm đã bị khách hàng “tố” hành hung, xô ngã khách hàng để chiếm giữ, niêm phong tài sản.

Trong khi clip ghi lại thực tế tại hiện trường cho thấy người bị đánh, bị dùng vũ lực để uy hiếp chính là những nhân viên của ngân hàng. Khi nhân viên ngân hàng đến làm việc thì các thành viên gia đình có tài sản bị thu giữ đã chửi bới, khóa cửa nhốt, bóp cổ và đẩy ngã nhân viên ngân hàng.

Giải pháp nào “tốt cho cả hai”? 

Lãnh đạo các ngân hàng đều chia sẻ không ngân hàng nào muốn căng thẳng với khách hàng khi thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm song nếu như không xử lý mạnh thì chắc chắn xã hội sẽ nảy sinh một tầng lớp khách hàng chây ỳ, vay dễ, khó đòi dẫn tới nợ xấu cho ngân hàng.

Trong khi đó, các chuyên gia tài chính khuyến cáo: nợ xấu không khác gì “quả bom”, mối nguy hiểm tiềm ẩn, trực tiếp ảnh hưởng tới cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Để công bằng cho các tổ chức tín dụng cũng như khách hàng trong hoạt động thu hồi tài sản bảo đảm, đã đến lúc cần có những nhìn nhận đúng đắn, khách quan, không thiên lệch trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Những quy định pháp luật chưa phù hợp cũng cần sớm được sửa đổi, bổ sung để bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngân hàng cũng như khách hàng.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).