Thông tin mới về việc đi lại giữa TP HCM, Đồng Nai và Tây Ninh

0:00 / 0:00
0:00
Người lao động được phép di chuyển bằng ôtô cá nhân giữa TP HCM và Đồng Nai với một số điều kiện cụ thể, trong khi tỉnh Tây Ninh tiếp tục tạm dừng vận tải hành khách liên tỉnh.

Ngày 14/10, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản số 12660/UBND-KTN gửi UBND TP HCM về việc thống nhất bổ sung tổ chức cho người lao động sử dụng xe ôtô cá nhân di chuyển giữa TP HCM và tỉnh Đồng Nai.

Theo quy định của Đồng Nai, người lao động di chuyển giữa TP HCM và Đồng Nai bằng xe ôtô cá nhân phải là người đã tiêm vaccine (sau 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 dưới 6 tháng; có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lấy mẫu.

Tỉnh Đồng Nai lưu ý việc tổ chức cho người lao động di chuyển giữa TP HCM và Đồng Nai sẽ thay đổi khi tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả dịch COVID-19."

Trước đó, đầu tháng 10 này, UBND TP HCM có văn bản số 3252/UBND-ĐT gửi các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tây Ninh về tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di chuyển, khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn.

Tại văn bản này, TP HCM đề nghị các địa phương xem xét phương án cho người lao động sử dụng phương tiện cá nhân (ôtô, môtô, xe gắn máy) di chuyển từ TP HCM đến các tỉnh và ngược lại.

Theo Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, việc cho phép người lao động di chuyển bằng ôtô cá nhân giữa TP HCM và Đồng Nai tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi sản xuất của các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu bức thiết của người lao động, đặc biệt là các chuyên gia nước ngoài đang làm việc ở Đồng Nai nhưng sinh sống trên địa bàn TP HCM.

Thống kê của Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cho thấy trên địa bàn Đồng Nai có hơn 7.000 lao động người nước ngoài, trong đó có gần 5.700 chuyên gia, lao động kỹ thuật cao. Hiện có rất nhiều chuyên gia nước ngoài làm việc ở Đồng Nai nhưng sinh sống tại TP HCM.

Cùng ngày, UBND tỉnh Tây Ninh có văn bản quy định về hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn theo cấp độ nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; trong đó, tỉnh tiếp tục tạm dừng vận tải hành khách liên tỉnh.

Cụ thể, tỉnh tiếp tục dừng hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh từ Tây Ninh đi các tỉnh khác và chiều ngược lại bằng xe ôtô gồm các loại hình xe tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch cho đến khi có thông báo mới, trừ các trường hợp vận chuyển người đi cấp cứu, khám chữa bệnh; vận chuyển người hoàn thành cách ly, vận chuyển người khỏi bệnh COVID-19 đưa về nơi cư trú; vận chuyển công nhân, chuyên gia; vận chuyển đưa đón người dân giữa các địa phương khác có nguyện vọng về quê và các trường hợp cấp thiết khác.

Thông tin mới về việc đi lại giữa TP HCM, Đồng Nai và Tây Ninh  ảnh 1

Người dân đi xe máy về quê. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Về đường thủy nội địa, tỉnh cũng tiếp tục dừng hoạt động các bến khách ngang sông giữa Tây Ninh và Long An cho đến khi có thông báo mới.

Đối với vận tải hành khách nội tỉnh, tại các địa phương thuộc vùng cấp 3 là cấp nguy cơ cao, tương ứng màu cam và cấp 4 là cấp nguy cơ rất cao, tương ứng màu đỏ, tỉnh tiếp tục dừng hoạt động vận tải hành khách bằng xe ôtô gồm các loại hình: xe tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch; trừ các trường hợp vận chuyển người đi cấp cứu, khám chữa bệnh; vận chuyển người hoàn thành cách ly, vận chuyển người khỏi bệnh COVID-19 đưa về nơi cư trú; và các trường hợp cấp thiết khác. Các bến khách ngang sông ở 2 vùng này cũng tiếp tục dừng hoạt động.

Hoạt động vận tải hành khách tại các địa bàn thuộc vùng cấp 1 là vùng nguy cơ thấp, tương ứng màu xanh và vùng cấp 2 là cấp nguy cơ trung bình, tương ứng màu vàng, tỉnh quy định xe tuyến cố định, xe vận chuyển khách du lịch sẽ tiếp tục dừng hoạt động; với xe taxi được hoạt động không quá 30% số lượng xe của đơn vị vận tải được Sở Giao thông Vận tải Tây Ninh cấp phù hiệu theo quy định; đảm bảo vận chuyển không quá 50% sức chứa/chuyến xe.

Xe buýt được hoạt động không quá 30% số chuyến xe/ngày/tuyến; đảm bảo vận chuyển không quá 50% sức chứa/chuyến xe; xe hợp đồng được hoạt động để vận chuyển hành khách đi lại khám chữa bệnh, cấp cứu; vận chuyển người hoàn thành cách ly; vận chuyển người khỏi bệnh COVID-19; xe đưa rước công nhân, chuyên gia đảm bảo vận chuyển không quá 50% sức chứa/chuyến xe. Trường hợp các phương tiện vận tải hành khách có hành trình bắt buộc phải đi qua địa bàn thuộc vùng cấp 3 hoặc cấp 4 thì không được dừng, đỗ tại những vùng này.

Các bến khách ngang sông được hoạt động nhưng phương tiện đảm bảo vận chuyển không quá 50% sức chứa/chuyến. Riêng Bến khách Năm Chỉ xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, qua lại biên giới Campuchia tỉnh tiếp tục dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới

Tỉnh Tây Ninh cũng yêu cầu tất cả các phương tiện vận tải đường bộ, thủy nội địa được phép hoạt động trong địa bàn tỉnh phải tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định củaBộ Y tế; đảm bảo đã tạo mã QR cá nhân quốc gia, mã QR có thể ở dạng điện tử trên điện thoại di động, dán trên các thẻ nhân viên hoặc thẻ in giấy; yêu cầu phải quét mã QR tại điểm kiểm dịch của tất cả các điểm đến.

Đọc thêm

Tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 10

Quang cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Ban An toàn giao thông TP vừa chủ trì cuộc họp với Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam; các Sở, ngành chức năng và địa phương; cùng đại diện Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), Công ty TNHH MTV Tasco Hải Phòng về bảo đảm trật tự ATGT trên tuyến đường sắt và các tuyến Quốc lộ (QL) 5, QL 10 đoạn qua TP Hải Phòng.

Lâm Đồng tăng cường quản lý hoạt động vận tải hành khách

Sở GTVT Lâm Đồng yêu cầu các tài xế xe khách chấp hành nghiêm quy định về tốc độ.

(PLVN) - Sở GTVT Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô khách thường xuyên kiểm tra thiết bị giám sát hành trình để kịp thời nhắc nhở các lái xe thực hiện nghiêm các quy định duy trì tình trạng hoạt động của thiết bị, không chạy quá tốc độ cho phép, tuân thủ thời gian làm việc đối với lái xe theo luật giao thông đường bộ.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục an toàn giao thông

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông tại cao tốc Cam Lộ - La Sơn. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Ngày 12/3, lãnh đạo Ban Quản lý (BQL) dự án đường Hồ Chí Minh (đại diện chủ đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn) cho biết đang giao nhà thầu điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục an toàn giao thông bảo đảm khoa học, hiệu quả, phù hợp lưu lượng xe trên tuyến. Cục Đường bộ (Bộ GTVT), các đơn vị liên quan đã khảo sát hiện trường và thống nhất nội dung này dựa trên ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia. Việc điều chỉnh dự kiến hoàn thành cuối tháng 3.