Thông qua Tuyên bố Putrajaya về tầm nhìn APEC đến năm 2040

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nền kinh tế thành viên thông qua "Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040". (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nền kinh tế thành viên thông qua "Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040". (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tầm nhìn đến năm 2040 về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai, trong đó APEC tiếp tục là diễn đàn hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực.

Sau đây là nội dung Tuyên bố Putrajaya của các nhà Lãnh đạo APEC về Tầm nhìn APEC đến năm 2040:

Tầm nhìn của chúng tôi là một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình vào năm 2040, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai.

Cam kết tiếp tục thực hiện sứ mệnh của APEC và giữ vững các nguyên tắc tự nguyện, không ràng buộc và dựa trên đồng thuận, chúng tôi sẽ đạt được Tầm nhìn này thông qua thúc đẩy ba động lực kinh tế sau:

Thương mại và Đầu tư:

Để bảo đảm châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực kinh tế năng động và kết nối nhất thế giới, chúng tôi công nhận tầm quan trọng và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để xây dựng một môi trường thương mại và đầu tư tự do, mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và ổn định.

Chúng tôi tái khẳng định ủng hộ các quy định đã được thống nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương hoạt động hiệu quả và các dòng chảy thương mại quốc tế ổn định và dễ dự đoán.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy các Mục tiêu Bogor và liên kết kinh tế khu vực theo định hướng thị trường, trong đó có thực hiện chương trình nghị sự về xây dựng Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP), góp phần củng cố các cam kết khu vực theo tiêu chuẩn cao và toàn diện.

Chúng tôi sẽ đẩy mạnh kết nối, các chuỗi cung ứng bền vững và hoạt động kinh doanh có trách nhiệm.

Đổi mới và Số hóa:

Nhằm giúp tất cả người dân và doanh nghiệp tham gia và phát triển trong một nền kinh tế toàn cầu được kết nối chặt chẽ, chúng tôi sẽ thúc đẩy xây dựng môi trường thuận lợi, trong đó có việc bảo đảm định hướng thị trường và sự phát triển của kinh tế số và đổi mới sáng tạo.

Chúng tôi sẽ thúc đẩy cải cách cơ cấu và các chính sách kinh tế đúng đắn để thúc đẩy đổi mới sáng tạo cũng như nâng cao năng suất và tính năng động.

Chúng tôi sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng số, đẩy nhanh chuyển đổi số, thu hẹp khoảng cách số, đồng thời hợp tác để tạo thuận lợi lưu chuyển dữ liệu và củng cố niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp đối với giao dịch số.

Tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và bao trùm:

Để bảo đảm châu Á-Thái Bình Dương có khả năng chống chịu trước các cú sốc, khủng hoảng, đại dịch và các trường hợp khẩn cấp khác, chúng tôi sẽ thúc đẩy tăng trưởng có chất lượng, mang lại lợi ích cụ thể, nâng cao sức khỏe và cuộc sống ấm no cho tất cả người dân, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ, phụ nữ và các nhóm có tiềm lực kinh tế chưa được khai thác.

Chúng tôi sẽ tăng cường phát triển nguồn nhân lực toàn diện và hợp tác kinh tế-kỹ thuật nhằm trang bị tốt hơn cho người dân các kỹ năng và tri thức cho tương lai.

Chúng tôi sẽ thúc đẩy các chính sách, hợp tác và tăng trưởng kinh tế nhằm hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu trong giải quyết tổng thể mọi thách thức về môi trường, bao gồm biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt và thiên tai, vì một hành tinh bền vững.

Nhằm duy trì vị thế đặc biệt của APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực hàng đầu, là vườn ươm ý tưởng hiện đại và hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục cải cách thể chế APEC thông qua quản trị tốt và gắn kết với các bên liên quan.

Chúng tôi sẽ thúc đẩy Tầm nhìn APEC đến năm 2040 trên tinh thần đối tác bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ các quan tâm và lợi ích chung.

Chúng tôi sẽ đạt được Tầm nhìn vào năm 2040 với kế hoạch triển khai và việc tiến hành rà soát phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về dự án Luật Điện lực sửa đổi. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Việt Nam đã phát điện cạnh tranh nhưng vẫn phải kiểm soát 'đầu ra'

(PLVN) - Chiều 7/11, phát biểu giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Việt Nam đã phát điện cạnh tranh, nhưng "đầu ra" vẫn phải kiểm soát để bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Đọc thêm

Dự kiến thí điểm nhà ở thương mại qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quốc hội vừa thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó, bổ sung trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông gây nguy hiểm: Cần nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xử lý nghiêm từ hành vi vi phạm nhỏ nhất. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 6/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với các Bộ, ngành và 15 tỉnh, thành phố về hoàn thiện dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe; dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường.
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 6/11 ra thông cáo cho biết, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile từ̀ ngày 9 đến ngày 12/11; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 đến ngày 16/11.

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 5/11, trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Để phát huy vai trò của xã hội, Đại hội XIII của Đảng yêu cầu tiếp tục thể chế hóa cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.