APEC cùng nhau chia sẻ tinh thần đoàn kết và trách nhiệm

(PLVN) - Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 27 chính thức diễn ra ngày 20/11 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo 20 nền kinh tế thành viên trong khu vực. Đây là hoạt động quan trọng nhất của Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 27 do Malaysia chủ trì.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành trên thế giới, Việt Nam đang làm nên lịch sử bằng cách thay đổi cách thức hoạt động thông thường của APEC và thực hiện phần lớn các hội nghị APEC hoàn toàn theo hình thức trực tuyến.

Tuần lễ cấp cao APEC 27 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt và khó khăn của tình hình khu vực và thế giới, đặt ra nhiều thách thức đối với hợp tác đa phương nói chung và APEC nói riêng. Kinh tế thế giới đang suy thoái và mặc dù có dấu hiệu phục hồi song chưa thể quay lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng.

Các hoạt động thông thường của APEC đều được diễn ra theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN).

Các hoạt động thông thường của APEC đều được diễn ra theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN).

Theo thông lệ, trong Tuần lễ cấp cao APEC từ 11 đến 20/11 đã diễn ra rất nhiều hoạt động như Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 31; Hội nghị tổng kết các quan chức cấp cao APEC; Đối thoại của lãnh đạo các doanh nghiệp APEC và Hội nghị Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC).

Các nước cũng phải cùng lúc đối phó với khủng hoảng "kép" về kinh tế, an sinh-xã hội, môi trường.... do những tác động sâu rộng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Năm 2020 cũng là dấu mốc quan trọng của hợp tác APEC, kết thúc 25 năm triển khai các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư. Đây cũng là thời điểm rà soát kết quả triển khai nhiều chương trình hợp tác dài hạn và nhất là xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020 với những định hướng hợp tác chiến lược dài hạn trong hai thập niên tới.

Trong lần thứ hai đăng cai Hội nghị cấp cao APEC, nước chủ nhà Malaysia đã chọn chủ đề cho năm 2020 là "Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường và thịnh vượng chung", tập trung vào 3 ưu tiên gồm: Xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020; Cải thiện thương mại và đầu tư; Bao trùm, Kinh tế số và Bền vững sáng tạo, trong đó các sáng kiến thúc đẩy chương trình nghị sự về kinh tế và công nghệ số là nội dung được các thành viên đặc biệt quan tâm.

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế APEC khẳng định quyết tâm của 21 thành viên APEC tiếp tục chung tay xây dựng cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương tự cường, thịnh vượng và duy trì vai trò của APEC là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực trong những thập niên tới.

Tuyên bố cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của "môi trường thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và có thể dự báo được, nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế trong thời điểm đầy thách thức".

Các bộ trưởng nhất trí cho rằng APEC cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực, trong đó có mục tiêu hướng tới hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP); nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ và ủng hộ nỗ lực cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Từ nhiều năm qua, lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC cho rằng FTAAP có thể được hiện thực hóa qua những bước đi trung gian như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Chính vì vậy, nhiều thành viên đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của Hiệp định RCEP vừa được ký kết tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan do Việt Nam chủ trì, góp phần thúc đẩy thương mại tự do và mở dựa trên luật lệ cũng như tạo động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, RCEP có thể làm thu nhập thực của thế giới tăng thêm khoảng 286 tỷ USD mỗi năm (tương đương 0,2% GDP toàn cầu) vào năm 2030. Theo đó, RCEP có giá trị như một khoản đầu tư 7,2 nghìn tỷ USD với tỷ suất lợi nhuận 4% mỗi năm. RCEP có thể giúp thương mại toàn cầu tăng thêm khoảng 1,9%.

Tới thời điểm này, có 11 nền kinh tế tham gia CPTPP và 12 nước tham gia RCEP là thành viên APEC. Vì vậy, việc ký kết RCEP không chỉ góp phần tạo cơ hội phục hồi sau đại dịch cho các nền kinh tế thành viên APEC, mà cùng với CPTPP giúp “tạo lực đẩy mới” cho hội nhập kinh tế quốc tế, khởi đầu từ chính khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).
  Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).

Trong năm nay, Việt Nam tham gia và đóng góp trong các hoạt động đa phương nói chung và APEC nói riêng với vị thế ngày càng gia tăng nhờ đảm nhận thành công các trọng trách đa phương quan trọng, như vai trò Chủ tịch ASEAN và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Đặc biệt, nhờ các biện pháp khẩn trương, quyết liệt và hiệu quả trong ứng phó với COVID-19, Việt Nam đã sớm kiểm soát tốt dịch bệnh và phục hồi kinh tế. Việt Nam cũng chuyển sang giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện với việc thực thi nhiều hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, là một trong những nước đầu tiên trong khu vực đồng thời triển khai CPTPP, ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVFTA) và đóng góp tích cực hướng tới đàm phán và ký kết RCEP.

Việt Nam cũng đã tiếp tục phát huy vai trò tích cực thúc đẩy hợp tác APEC, nhất là triển khai các kết quả quan trọng của Năm APEC 2017 - khi Việt Nam là nước chủ nhà,  như xây dựng Tầm nhìn APEC 2020, phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực và kinh tế số.

Năm 2020, Việt Nam đã tích cực tham gia, đóng góp tại gần 100 cuộc họp, hội nghị của APEC được tổ chức (cả hình thức trực tiếp và trực tuyến), nhất là tham dự 9 hội nghị, đối thoại cấp bộ trưởng. Việt Nam đồng thời chủ động, tích cực tham gia và đóng góp xây dựng nhiều văn bản định hướng hợp tác quan trọng của APEC như Tầm nhìn APEC sau 2020, Tầm nhìn năng lượng APEC sau 2020...

Tại các hội nghị APEC lần này, Việt Nam cũng đưa ra nhiều đề xuất quan trọng nhằm phối hợp kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế, tăng cường kết nối, bảo đảm tính bền vững của các chuỗi cung ứng, cải cách cơ cấu, kinh tế số nhằm phục hồi kinh tế và nâng cao tính tự cường trước những khủng hoảng và "cú sốc" trong tương lai.

Trong bối cảnh hợp tác APEC bị ảnh hưởng và gián đoạn do dịch bệnh bùng phát, Việt Nam đang tích cực ủng hộ, chủ động phối hợp chặt chẽ với chủ nhà Malaysia và các thành viên bảo đảm giữ đà hợp tác APEC, thúc đẩy để các hội nghị APEC ra được Tuyên bố chung, khẳng định tinh thần hợp tác APEC.

Như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định, đại dịch COVID-19 càng cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, bởi vậy hơn bao giờ hết, các thành viên APEC cần đề cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, cùng chung tay đóng góp để châu Á - Thái Bình Dương sớm vượt qua các thách thức hiện nay và tiếp tục dẫn dắt quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.

Đây cũng chính là kinh nghiệm mà Việt Nam chia sẻ khi đảm đương cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, bởi chính tinh thần "gắn kết và chủ động thích ứng" đã giúp ASEAN vững vàng vượt lên những thách thức trong năm 2020 và tiếp tục tiến lên phía trước.

Trong bối cảnh hiện nay, chính đoàn kết và chia sẻ trách nhiệm sẽ giúp APEC tiếp tục khẳng định vai trò là cơ chế hợp tác kinh tế khu vực hàng đầu, là động lực quan trọng xây dựng cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, kết nối, tự cường và sáng tạo.

Diễn đàn APEC được thành lập năm 1989, gồm 21 nền kinh tế thành viên thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có chung mục đích tạo ra sự thịnh vượng lớn hơn cho người dân trong khu vực bằng cách thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, toàn diện, bền vững, đổi mới và an toàn, cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, với tổng dân số 3 tỷ người, chiếm khoảng 60% tổng GDP toàn cầu và gần 50% thương mại thế giới, APEC đến nay đã khẳng định được vị thế và vai trò đầu tàu của khu vực.

Đặc biệt, trong tiến trình tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, APEC cũng đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng một cấu trúc hợp tác khu vực sâu rộng, toàn diện theo tinh thần của mục tiêu hướng tới tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực vào năm 2020.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.