HNCC APEC 27: Việt Nam đề xuất để phục hồi kinh tế và nâng cao tính tự cường

Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
(PLVN) - Lúc 19h00 (giờ Việt Nam) ngày 20/11, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Malaysia Muhyddin Yassin, Hội nghị trực tuyến các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 27 (HNCC APEC 27) đã khai mạc trọng thể. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng.

Đây là sự kiện quan trọng nhất trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao lần thứ 27 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Tham dự Hội nghị có các nhà lãnh đạo và đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lãnh đạo Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF) và Ban Thư ký ASEAN. 

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử APEC, Hội nghị Cấp cao được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Trong vai trò chủ nhà, Malaysia chọn chủ đề của năm APEC 2020 là "Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường và thịnh vượng chung", tập trung vào 3 ưu tiên: xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020; cải thiện thương mại và đầu tư; bao trùm, kinh tế số và bền vững sáng tạo. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, Malaysia tổ chức phần lớn các hội nghị trong Tuần lễ APEC theo hình thực trực tuyến.

Tại Hội nghị Cấp cao APEC, các nhà lãnh đạo APEC sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng đối với thế giới và khu vực, nhất là triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, tăng cường hợp tác ứng phó với đại dịch COVID-19, đẩy mạnh liên kết kinh tế, duy trì các chuỗi cung ứng, thúc đẩy kinh tế số và công nghệ số.

Một nội dung hết sức quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần này là thảo luận và thông qua Tầm nhìn APEC sau năm 2020, nhằm triển khai sáng kiến về xây dựng Tầm nhìn APEC sau năm 2020 do Việt Nam khởi xướng và được thông qua tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 diễn ra vào tháng 11/2017 tại thành phố Đà Nẵng.

Lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC đang tiếp tục thảo luận sâu sắc để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất ứng phó với các khủng hoảng hiện nay, đồng thời đưa ra những định hướng hợp tác để tiếp tục duy trì vai trò của châu Á-Thái Bình Dương là khu vực đi đầu về phát triển và liên kết kinh tế, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới sáng tạo toàn cầu trong những thập kỷ tới.

Hội nghị lần này dự kiến thông qua 2 văn kiện là Tuyên bố Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 27 và Tuyên bố về Tầm nhìn APEC sau năm 2020.

Tại các hội nghị APEC lần này, Việt Nam cũng đưa ra nhiều đề xuất quan trọng nhằm phối hợp kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế, tăng cường kết nối, bảo đảm tính bền vững của các chuỗi cung ứng, cải cách cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế số nhằm phục hồi kinh tế và nâng cao tính tự cường trước những khủng hoảng và "cú sốc" trong tương lai.

Trong bối cảnh hợp tác APEC bị ảnh hưởng và gián đoạn do dịch bệnh bùng phát, Việt Nam đang tích cực ủng hộ, chủ động phối hợp chặt chẽ với chủ nhà Malaysia và các thành viên bảo đảm giữ đà hợp tác APEC, thúc đẩy để các hội nghị APEC ra được Tuyên bố chung, khẳng định tinh thần hợp tác APEC.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh tại một phiên họp của Hội đồng Liên bang Nga.

Nga ấn định ngày bầu cử tổng thống

(PLVN) - Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện) Nga tại phiên họp toàn thể ngày 7/12 đã nhất trí ấn định ngày tiến hành cuộc bầu cử tổng thống liên bang Nga là 17/3/2024, nghị quyết tương ứng đã được Thượng viện thông qua tại cuộc họp hôm thứ Năm.

Đọc thêm

Các nước ngăn chặn thuốc lá điện tử

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Trong bối cảnh những lo ngại về ảnh hưởng của thuốc lá điện tử đến sức khoẻ con người ngày càng tăng, nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế thuốc lá điện tử…

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva chúc mừng Quốc khánh Lào

Đại sứ Việt Nam Lê Thị Tuyết Mai và Đại sứ Lào Latsamy Keomany khẳng định các Cơ quan đại diện của Việt Nam và Lào tại Geneva sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, đóng góp tích cực cho mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ảnh: Phóng viên TTXVN tại Geneva.
(PLVN) - Chiều 1/12, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai dẫn đầu đoàn đại biểu của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva tới chúc mừng Phái đoàn đại diện thường trực Lào tại Geneva nhân dịp kỷ niệm 48 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975-2/12/2023).

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'
(PLVN) - Nhiều quốc gia trên thế giới có ngày hội ôm của riêng mình nhưng mục đích của những ngày hội này đều tương tự nhau. Đó là khuyến khích mọi người thể hiện cảm xúc và nghĩa cử yêu thương với nhau nhiều hơn.

Sau COVID-19, thế giới có gì?

Thế giới đã thay đổi sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
(PLVN) - COVID-19 đã trở thành bệnh thông thường ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều lo ngại thường trực là với hơn 500 loại Coronavirus, biết khi nào một trong số chúng lại đột biến để gây đại dịch cho người, chưa kể vô số loại virus khác cũng đều có nguy cơ gây đại dịch.