Thống đốc "tặng" Thái Bình 3 cánh đồng mẫu lớn.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình trao đổi với Bí thư tỉnh uỷ Thái Bình Trần Cẩm Tú (ngoài cùng bên phải) và Chủ tịch tỉnh Phạm Văn Sinh (thứ ba từ phải sang) tại khu vực quy hoạch xây dựng cánh đồng mẫu lớn của xã Bình Định (huyện Kiến Xương). Ảnh: N.Q.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình trao đổi với Bí thư tỉnh uỷ Thái Bình Trần Cẩm Tú (ngoài cùng bên phải) và Chủ tịch tỉnh Phạm Văn Sinh (thứ ba từ phải sang) tại khu vực quy hoạch xây dựng cánh đồng mẫu lớn của xã Bình Định (huyện Kiến Xương). Ảnh: N.Q.
(PLO) - Thực hiện lời hứa muộn màng với Bí thư tỉnh ủy Trần Cẩm Tú, Thống đốc Nguyễn Văn Bình quyết định "tặng" Thái Bình 3 cánh đồng mẫu lớn.
“Từ đầu nhiệm kỳ, cá nhân tôi từng hứa với đồng chí Trần Cẩm Tú dành thời gian về thăm Thái Bình, do hoàn cảnh công tác bận rộn nay mới thực hiện được”, Thống đốc Nguyên Văn Bình tâm sự trong chuyến công tác ngày 8/9
Thực ra ông Bình không xa lạ với vùng quê Bắc bộ này. Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm quê Thái Bình. Từ thời ông Kiêm còn đương nhiệm, ông Bình nhiều lần được cử về đây công tác, có đợt cả tháng trời.
Nhậm chức vào tháng 8/2011, đến nay ông Bình mới có thời gian về Thái Bình trên cương vị Thống đốc, tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế xã hội nơi đây và thực hiện lời hứa với Bí thư tỉnh uỷ Trần Cẩm Tú.
Cận kề với khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, Thái Bình là tỉnh đông dân số, với trên một triệu người trong độ tuổi lao động. Ông Trần Cẩm Tú cho biết tỉnh có xuất phát điểm thấp, đặc biệt là về hạ tầng kinh tế xã hội, giao thông kết nối với các địa phương khác không thuận lợi.
“Nhìn sang các tỉnh khác, Thái Bình thấy mình thực sự khó khăn. Với nguồn lực của mình mỗi năm chúng tôi chỉ có thể tự làm chục cây số đường, tương đương vài trăm tỷ đồng vốn đầu tư. Để Thái Bình có điều kiện bứt phá, chưa dám mong dẫn đầu phía Bắc, rất mong đồng chí Thống đốc hỗ trợ nhiều hơn nữa”, ông Tú nói. Tranh thủ chuyến làm việc của người đứng đầu ngành ngân hàng, lãnh đạo tỉnh liệt kê gần 10 dự án với tổng mức đầu tư cả chục nghìn tỷ đồng đề nghị được bố trí vốn vay để tiếp tục triển khai.
Theo số liệu thống kê của tỉnh, 6 tháng đầu năm nay tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn đạt 7,46%; trong đó công nghiệp – xây dựng – thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng gần 70%. Toàn tỉnh hiện có 731 dự án đầu tư với số vốn đăng ký trên 101.600 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 145.000 lao động.
Trong lĩnh vực ngân hàng, 8 tháng đầu năm, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 25.400 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cuối năm ngoái; tổng dư nợ cho vay 35.500 tỷ đồng, tăng 5,9%. Trong đó, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (theo Nghị định 41 của Chính phủ) đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 2,7%.
Tình hình phát triển kinh tế và an sinh xã hội của Thái Bình gây ấn tượng với Thống đốc Nguyễn Văn Bình, vì xuất phát điểm khó khăn nhưng GDP tăng cao hơn nhiều mức bình quân cả nước (6 tháng đầu năm cả nước tăng trưởng 5,18%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh từ tỉnh thuần nông sang công nghiệp và dịch vụ và đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo chỉ bằng nửa so với trung bình cả nước (7-8%).
Thống đốc Nguyễn Văn Bình làm việc tại Tỉnh uỷ Thái Bình ngày 8/9. Ảnh: N.Q.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình làm việc tại Tỉnh uỷ Thái Bình ngày 8/9. Ảnh: N.Q.
Trước đề nghị của địa phương về việc bố trí vốn vay cho các dự án trọng điểm, Thống đốc yêu cầu chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cùng hệ thống các tổ chức tín dụng phân tích kỹ để kịp thời đáp ứng nhu cầu của địa phương. Ông đặc biệt lưu ý ưu tiên vốn cho các dự án giao thông cấp bách, lưu lượng lớn bởi đây là hạ tầng cơ sở cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thái Bình.
Tuy nhiên, điều khiến Thống đốc trăn trở đó là Thái Bình chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có về nông nghiệp. Đông dân số, điều kiện tự nhiên thuận lợi, được mệnh danh là vựa lúa của cả nước, nhưng Thái Bình lại đi sau các tỉnh lân cận như Hà Nam, Nam Định trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại. Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương thí điểm một số mô hình như sản xuất theo chuỗi liên kết sản phẩm, sản xuất theo chuỗi phục vụ xuất khẩu và chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, 15 dự án thí điểm các mô hình mới này đã được các bên ký kết triển khai trên toàn quốc, nhưng Thái Bình không có dự án nào nằm trong danh sách.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các tỉnh, mong muốn nâng số dự án thí điểm toàn quốc lên 20-25. Thái Bình chưa có dự án nào, rất mong tỉnh quan tâm”, Thống đốc Bình kêu gọi. Ông cho biết thêm cơ chế tín dụng với các dự án thí điểm rất hấp dẫn. Nếu như hạn mức đầu tư cho các dự án nông nghiệp trước đây cao lắm chỉ vài chục tỷ đồng thì với các dự án thí điểm mô hình sản xuất mới, các đơn vị có thể được vay tới hàng trăm tỷ đồng vốn lưu động cũng như trung, dài hạn mà không lo tài sản thế chấp, chỉ cần dự án khả thi, chứng minh khả năng quản trị kinh doanh tốt và có đầu ra.
Thường xuyên trao đổi trong các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng từng bàn với Bí thư tỉnh uỷ Trần Cẩm Tú về ý tưởng xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Thực tế từ đầu năm nay, Thái Bình đã thí điểm ở một số địa phương, nhưng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng quá lớn là lý do khiến các địa phương chưa mạnh dạn mở rộng mô hình này để phát triển sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại.
“Nghe anh Tú tính toán làm một cánh đồng mẫu lớn cần ít nhất 10 tỷ đồng, tôi đã nói anh sẽ có 3 cánh đồng như vậy”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhắc lại lời hứa năm nào và tuyên bố ngành ngân hàng tài trợ Thái Bình 30 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới và cánh đồng mẫu lớn.
“Tôi hứa từ đầu nhiệm kỳ đến bây giờ mới thực hiện. Thực tình xin cáo lỗi với các đồng chí, nhưng người ta nói muộn còn hơn không. Tôi mong rằng cùng với cơ chế chính sách, tài trợ của hệ thống ngân hàng sẽ giúp các hợp tác xã và bà con nông dân phấn khởi tham gia vào chương trình”, ông Bình gửi gắm.
Xã Bình Định, huyện Kiến Xương là một trong những địa phương thí điểm mô hình cánh đồng mẫu lớn. Theo đề án của uỷ ban nhân dân xã, trong giai đoạn 2014-2020, sẽ quy hoạch sản xuất tập trung trên diện tích 330 ha với gần 1.900 hộ dân tham gia. Kinh phí đề xuất để đầu tư vật liệu xây dựng hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng lên tới gần 13,6 tỷ đồng.
Thực tế triển khai vụ đầu tiên (vụ Xuân, từ đầu tháng 2 đến hết tháng 6) trên diện tích 100ha, gần 500 hộ tham gia bước đầu đã có lãi. Vùng quy hoạch mô hình sản xuất tập trung cho sản lượng 300 kg mỗi sào, trong khi diện tích ngoài quy hoạch chỉ đạt 275 kg. Tính chung mỗi sào lúa sản xuất theo phương thức mới, nông dân thu lãi hơn một triệu đồng. Trong khi đó, sản xuất theo cách cũ, nếu đi thuê khoán, họ thường lỗ nên phải lấy công làm lãi./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.