Thời trang của đàn ông Việt xưa và nay

(PLO) -Tuy có kém đa dạng hơn nhưng trang phục của đàn ông Việt xưa và nay đã có những thay đổi hết sức thú vị phù hợp với nhịp sống, xu hướng thời trang thế giới.

Người Việt vốn có truyền thống trồng dâu nuôi tằm. Từ tơ tằm, người Việt làm ra các loại vải rất phong phú như tơ, lụa, gấm, vóc và một số vải mang đặc tính địa phương như: lĩnh, thao, nái, sồi, đoạn…

Từng loại vải với đặc tính khác nhau sẽ phục vụ cho các giai tầng trong xã hội.Quần áo của Quần áo của vua quan khác quần áo thứ dân.Vua mặc áo thêu rồng phượng hoặc “hoàng bào”. Vải may áo cho vua phải là loại cao quý nhất. Các quan trong triều trang phục tương tự như vua nhưng khác màu, nhất là không được mặc màu vàng, hoa văn chủ yếu là hình sóng nước.

Trong khi đó, người lao động mặc trang phục giản đơn. Kiểu cách phù hơp với công việc. Màu sắc càng đơn giản càng dễ nhuộm, càng tối màu càng đỡ lộ bẩn. Những màu được ua chuộng thời kì này thường là các màu đen, vàng đất, nâu sồng…Với người dân lao động, trang phục thường ngày của đàn ông là quần ống què, áo tay liền, không lá cổ.

Các-vị-quan-trong-phẩm-phục-nghi-lễ-ở-ngoại-vi-Hà-Nội-1915.
Các-vị-quan-trong-phẩm-phục-nghi-lễ-ở-ngoại-vi-Hà-Nội-1915.

Quần ống què được cắt rất đơn giản, chỉ cần một nhát kéo và 4 đường khâu can, dũi thêm đường gấp cạp và gấp gấu. Một điểm tiện dụng nữa của quần ống què là có thể sử dụng được cả mặt trước lẫn mặt sau, rất thuận tiện và tiết kiệm vải, về sau chiếc quần ống què được cải tiến thành quần là tọa.

Quần này có đường can giữa đũng (chứ không can lệch như trước), cạp rất to bản.Khi mặc người ta thắt dây lưng ra ngoài rồi thả phần cạp thừa rủ ra ngoài dây lưng. Quần sẽ được điều chỉnh độ dài bằng cách kéo cạp quần rủ nhiều hay ít.

Với những ông đồ, hay những người có chút vai vế trong xã hội, bộ trang phục gắn liền với hình ảnh của họ là chiếc áo dài màu trắng khoác ngoài bằng một chiếc áo dài khác bằng chất liệu mỏng gọi là “the”, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen, chân đi guốc mộc. 

Chế độ phong kiến sụp đổ, những chiếc áo hoàng bào, những bộ quần chùng áo dài thêu hoa văn cầu kỳ cũng đã chỉ còn trong bảo tàng, trong ký ức lịch sử.  Người đàn ông Việt dù ở giai tầng nào trong xã hội cũng đều được tự do lựa chọn trang phục theo sở thích, nhu cầu, phù hợp với hoàn cảnh sống của mình. Chiếc quần âu, áo sơ mi, đặc biệt là  bộ vest du nhập từ phương Tây đã được đàn ông Việt sử dụng phổ biến.

Áo vest ngày trước
Áo vest ngày trước


Nếu thời gian đầu đổi mới, bộ vest chỉ được các quý ông dùng trong các dịp trọng đại thì ngày nay, nó trở thành trang phục quen thuộc của đàn ông Việt.

 Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, khoảng những đầu những năm 80 của thế kỷ 19,  các thợ may khéo tay tại Hà Nội đã biết học lỏm và quan sát để tự tay may những bộ vest đầu tiên theo đặt hàng của lính Pháp.

Nhưng những bộ vest do các thợ may Hà Nội cắt may chỉ để phục vụ người Pháp, mãi sau Cách mạng tháng Tám 1945, trang phục đàn ông ở Hà Nội mới dần được Âu hóa. Ban đầu, chỉ những người giàu có trong xã hội mới đủ tiền may vest và dám diện vest. Người ta cũng chỉ diện vest vào những dịp thực sự trang trọng. Bộ vest cũng là thứ trang phục được mặc định cho chú rể trong ngày trọng đại. Cô dâu có thể mặc váy, mặc áo dài, hay mặc quần áo sơ mi, nhưng chú rể thì luôn mặc vest. Người có khả năng thì mua, nhưng đại đa số chỉ đi thuê, mượn để mặc trong ngày trọng đại của mình.

Vest ngày xưa thường được may đứng dáng, rộng rãi không ôm. Cách mặc thời trước cũng rất lịch sự và chỉnh tề.Các ‘quý ông’ đã mặc veston là phải đi cùng áo sơ mi trắng và caravat.

Về trang phục đời thường, bộ quần âu, áo sơ mi được đàn ông Việt sử dụng khác phổ biến trong đời sống.Tính thời trang của loại trang phục này cũng có những biến tấu khá thú vị.Sự biến tấu thể hiện rõ nhất ở phần ống quần.

Ban đầu, chiếc quần có ống nhỏ chừng 20cm, vào những năm 40 đàn ông Việt mặc quần ống rộng hơn, sau đó lại hẹp lại. Khoảng những năm 75, thanh niên Sài Gòn được gắn liền với hình ảnh áo bó mặc vừa, quần ống loe dài sát đất. Cho đến thời điểm hiện nay, các chàng trai sành điệu lại thích mặc quần bó – dù cho có thể hạn chế cho việc cử động.

Áo sơ mi của nam giới thường mặc là loại có ve cổ áo và măng sét to bản.Thanh niên mặc áo chiết ly, gấu áo lượn, dáng đuôi tôm trẻ trung.Chiếc áo cổ lãnh tụ cũng được đàn ông Việt ưa dùng, thể hiện phong cách riêng của người mặc.

Mấy năm gần đây, chiếc áo sơ mi của nam giới được thiết kế theo kiểu dáng body, ôm sát cơ thể, làm toát lên vẻ trẻ trung, khỏe khoắn cho người mặc. Đi cùng với áo sơ mi body, giới trẻ cũng chuộng loại áo vest ngắn ngang mông, có phần dưới bó sát hông, xẻ hai đường tà phía sau tạo sự thoải mái, năng động.

So với thập niên 90 của thế kỷ trước, chiếc áo vest đã thay đổi hoàn toàn, kiểu hơi suông, rộng, áo gile cũng rộng đã không còn được ưa chuộng.Hiện tại các loại vest chonam giới khá đa dạng. Có loại veston ôm dáng, chít eo, màu mè, làm từ nhiều chất liệu như dạ, nhung… mang phong cách Hàn Quốc.

Cũng có những mẫu complet mang phong cách thuần chất Châu Âu ôm thân vừa phải, một hàng khuy phổ biến hoặc hai hàng khuy đứng đắn, complet một khuy hiện đại, complet hai khuy cổ điển…., áo chít nhẹ phần eo tạo thành hình chữ V đẹp mắt, cầu vai có thể vuông vức (dáng Ý) hoặc cầu vai thả tự nhiên (dáng Mỹ)….

Áo vest hiện đại
Áo vest hiện đại

Sự biến tấu của trang phục nam giới cũng không dừng lại ở kiểu cách trang phục, mà còn ở sự phong phú khi phối đồ. Những điều tưởng như ‘cấm kỵ’ trong phong cách thời trang trước đây thì lại được sử dụng như một sự sáng tạo. 

Chiếc áo vest không bắt buộc phải mặc cùng bộ complet ca vát, mà có thể mặc vest với áo phông, quần bò. Vest cũng không bắt buộc phải đi với những đôi giầy da bóng lộn, mà có thể đi với giầy thể thao bụi bặm…

Trong lịch sử có rất nhiều kiểu vest song người ta chỉ quy chuẩn nó theo ba phong cách chính. Một là vest Anh dáng mềm, có đệm vai, phần cúc được đặt ngang eo khiến áo trông dài hơn, thân áo ôm nhẹ, eo cao, túi nằm ở hai bên hông và có nắp. Hai là vest Ý có phần vai vuông, một thân ngắn và đơn ngực (một hàng khuy), có hai nút bấm, áo không có đường xẻ phía sau, cầu vai rộng hơn. Ba là là phong cách Mỹ, vai thả tự nhiên với phần thân thẳng, tay áo và thân rộng rãi, dáng hộp, xẻ sau, túi áo có nắp.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.