Tranh chấp đầu tư quốc tế - không đùa với đống lửa âm ỉ cháy

(PLVN) - Báo PLVN khởi đăng loạt bài phân tích về nguyên nhân dẫn tới số lượng các vụ tranh chấp đầu tư quốc tế có xu hướng ngày càng gia tăng và phân tích từ các chuyên gia Bộ Tư pháp. 

Lời Tòa soạn: Trước bối cảnh số lượng các vụ tranh chấp đầu tư quốc tế có xu hướng gia tăng và thực tiễn giải quyết tranh chấp thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhất định, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và là Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đã và đang có nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, cảnh báo những tranh chấp có thể phát sinh.

 Kỳ I:

Tranh chấp đầu tư quốc tế có xu hướng ngày càng gia tăng trên thế giới cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của đầu tư xuyên biên giới.  Theo số liệu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), tính đến hết tháng 7/2019, số lượng các vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước trên thế giới là 983 vụ, trong đó số vụ tranh chấp hiện đang được giải quyết tại các thiết chế là 332 vụ. Việt Nam không còn là ngoại lệ trong câu chuyện này.

Việt Nam đã "vào guồng"

Tranh chấp đầu tư quốc tế là tranh chấp phát sinh từ việc nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ, Nhà nước hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức được cơ quan nhà nước ủy quyền quản lý nhà nước dựa trên cơ sở các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định thương mại hoặc điều ước quốc tế khác có quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà quốc gia đó là thành viên; hoặc các hợp đồng, thỏa thuận giữa Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức PPP, BCC, BOT, BT…. Các chuyên gia cho rằng, tranh chấp đầu tư quốc tế là xu hướng tất yếu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là một vấn đề phức tạp đối với các quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng.

Việt Nam đã và đang ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trên mọi lĩnh vực với số lượng ngày càng tăng. Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã ký kết, tham gia khoảng 2.000 điều ước quốc tế, đặc biệt, đã và đang tích cực đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng như Hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVIPA); Các FTA này, đặc biệt là CPTPP và EVFTA được coi là các FTA thế hệ mới hướng tới thiết lập khuôn khổ pháp lý mới, với các cam kết cao hơn, sâu rộng và tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với tự do hóa thương mại so với các cam kết trong khuôn khổ WTO và các Hiệp định thương mại tự do khác mà VN đã là thành viên. Các FTA này nhằm tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh, thương mại, bình đẳng, giảm thiểu sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường để doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiệu quả. Do đó, các FTA này sẽ đem lại những tác động đáng kể đến khuôn khổ pháp luật về kinh tế, thương mại hiện hành và đặc biệt là việc tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam trong mối quan hệ với các nước thành viên khác.

Đối với Việt Nam, tranh chấp đầu tư quốc tế là vấn đề còn rất mới
 Đối với Việt Nam, tranh chấp đầu tư quốc tế là vấn đề còn rất mới

Nhiều nguyên nhân phát sinh tranh chấp

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tranh chấp đầu tư quốc tế. Thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài cho thấy, nguyên nhân phát sinh các tranh chấp nêu trên xuất phát từ cả hai phía.

Thứ nhất, cơ quan nhà nước chưa lường trước được tác hại của các cam kết quá mức trong quá trình quảng bá, xúc tiến đầu tư. Có trường hợp, các cơ quan tiến hành hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư với việc đưa ra nhiều cam kết, ưu đãi hấp dẫn dẫn đến việc nhà đầu tư căn cứ vào đó để đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư bắt đầu đi vào thực hiện hoạt động đầu tư thì các cơ quan nhà nước liên quan lại không thể giành cho nhà đầu tư các ưu đại như đã cam kết, dẫn đến nhà đầu tư kiện Chính phủ ra trọng tài quốc tế cáo buộc vi phạm nguyên tắc bảo hộ công bằng và thỏa đáng vì không bảo đảm được mong đợi chính đáng của nhà đầu tư. 

Thứ hai, việc áp dụng pháp luật không thống nhất, nhất quán dẫn đến nhà đầu tư khởi kiện Chính phủ vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia hoặc đối xử tối huệ quốc. Trong nhiều trường hợp, cơ quan nhà nước, đặc biệt là ở địa phương ký các thỏa thuận, hợp đồng đầu tư chưa chặt chẽ về pháp lý, dẫn đến nhà đầu tư có thể lợi dụng để trục lợi hoặc đe dọa kiện cơ quan đó hoặc Chính phủ.

Thứ ba, công tác giải quyết khiếu nại của nhà đầu tư chưa đúng trình tự, thủ tục, chưa tạo điều kiện để nhà đầu tư được trình bày về khiếu nại của mình dẫn đến nhà đầu tư khởi kiện Chính phủ.

Thứ tư, một số địa phương chưa thực hiện tốt công tác sàng lọc nhà đầu tư về năng lực, thực tiễn tiến hành đầu tư ở các nước dẫn đến việc cấp phép cho nhiều nhà đầu tư không thiện chí hoặc các nhà đầu tư có lý lịch đầu tư không lành mạnh, đã có vi phạm pháp luật ở các nước khác dẫn đến việc có các hành vi vi phạm trong quá trình đầu tư và sau khi bị xử lý lại quay ra kiện Chính phủ.

Mặc dù không mong muốn, nhưng khi nhà đầu tư khởi kiện, Chính phủ buộc phải tham gia vào các vụ tranh chấp đầu tư quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam
 Mặc dù không mong muốn, nhưng khi nhà đầu tư khởi kiện, Chính phủ buộc phải tham gia vào các vụ tranh chấp đầu tư quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam

Đối với Việt Nam, đây là vấn đề còn rất mới. Bản thân Chính phủ Việt Nam không muốn xảy ra các tranh chấp, và luôn nỗ lực để phòng ngừa các vụ kiện. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, việc ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tính đến này là 66 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư) và hiệp định thương mại tự do một mặt thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc bảo hộ đầu tư nước ngoài, góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam, nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ khi cho rằng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước vi phạm cam kết bảo hộ đầu tư.

Mặc dù không mong muốn, nhưng khi nhà đầu tư khởi kiện, Chính phủ buộc phải tham gia vào các vụ tranh chấp đầu tư quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam. Nếu Việt Nam không tham gia Vụ kiện có nghĩa Việt Nam đã từ bỏ quyền tự bảo vệ của mình và Hội đồng Trọng tài sẽ vẫn được thành lập và ra phán quyết về Vụ kiện căn cứ theo yêu cầu và chứng cứ do các Nguyên đơn cung cấp. Trong trường hợp như vậy, kết quả Vụ kiện bất lợi cho Việt Nam là có thể dự đoán trước được.

Đón đọc kỳ tới: Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp Bạch Quốc An nói về lý do cần tham gia vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.