Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi): Bỏ quy định giữ lại 50% tiền xử phạt vi phạm môi trường

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đang trình Quốc hội quy định sử dụng 50% tiền xử phạt vi phạm về bảo vệ môi trường để lại cho cơ quan, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, quy định này đang gây tranh cãi khi trái với Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính…

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) được trình Quốc hội và thông qua năm 1993. Đến năm 2005 được sửa đổi, bổ sung toàn diện lần đầu tiên với 15 chương và 136 điều. Năm 2014, Luật được sửa đổi lần 2. Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) lần này bao gồm 16 chương và 192 điều, giảm 4 chương và tăng 21 điều so với Luật BVMT năm 2014.

Dự thảo được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đánh giá là đồ sộ, được sửa đổi cơ bản, toàn diện để thể chế hóa đầy đủ quan điểm của Đảng, nhất là về BVMT là vị trí trung tâm của các quyết định phát triển, không đánh đổi môi trường lấy tăng tưởng kinh tế.

Góp ý Dự thảo Luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định sử dụng 50% tiền xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về BVMT để lại cho cơ quan, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xử lý vì quy định này trái với Luật Ngân sách nhà nước.

Theo nội dung Tờ trình số 125/TTr-CP ngày 07/4/2020 2020 trình Quốc hội hồ sơ Dự án Luật BVMT (sửa đổi), nhằm huy động sự tham gia của các lực lượng được pháp luật cho phép (thanh tra xây dựng, giao thông, tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch,…) để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về BVMT, Dự án Luật BVMT quy định quyền của  các lực lượng này được xử lý vi phạm về BVMT nơi công cộng, trong hoạt động xây dựng, phương tiện tham gia giao thông.

Theo đó, quy định cơ chế xử phạt nhanh bằng biên lai thu tiền trực tiếp (số tiền phạt không quá 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC) và cho phép giữ lại một phần số tiền xử phạt, tiền phạt tại các cơ quan, tổ chức để duy trì hoạt động BVMT.

Tuy nhiên, sau 2 cuộc họp với Thường trực Ủy ban KH,CN&MT ngày 17/4/2020 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/4/2020, các đại biểu đánh giá: Có sự khác nhau của Dự thảo Luật với pháp luật về xử lý VPHC, nhất là việc mở rộng chủ thể có quyền xử phạt; Quy định sử dụng 50% tiền thu được từ xử phạt để lại cho cơ quan, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm về BVMT trên địa bàn quản lý… cần cân nhắc thêm.

Do đó, ngày 19/5/2020, Bộ TN&MT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các nội dung giải trình và dự kiến tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo Luật.

Theo đó, thống nhất điều chỉnh một số nội dung của Dự thảo Luật để phù hợp với Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC như: Bỏ quy định các chức danh cụ thể trong xử phạt VPHC đối với một số hành vi VPHC về BVMT; Bỏ quy định việc giữ lại 50% số tiền xử phạt để phục vụ hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan người đã xử phạt đối với một số hành vi VPHC về BVMT; Bỏ quy định hình thức phạt theo biên lai thu tiền trực tiếp đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh, BVMT nơi công cộng; Bỏ quy định một số biện pháp đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt VPHC đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường kéo dài không chấp hành quyết định xử phạt VPHC (đã bỏ Điều về xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng)...

Một số điểm mới tại Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Dự thảo quy định tần suất thanh tra không quá 1 lần/năm đối với một tổ chức, cá nhân, riêng các đối tượng chấp hành tốt công tác BVMT là không quá 1 lần/2 năm liên tiếp, trừ trường hợp thanh tra đột xuất để giảm phiền hà, chồng chéo cho doanh nghiệp.

Dự thảo Luật đã cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20 - 85 ngày; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0. 

Bổ sung nhiều công cụ, chính sách kinh tế như: Cơ chế đặt cọc - hoàn trả, đóng góp kinh phí để thu gom, tái chế, xử lý bao bì, sản phẩm đã qua sử dụng; thuế, phí BVMT đối với chất thải, thuế các-bon; thị trường phát thải; tín dụng xanh; đầu tư theo hình thức PPP; đầu tư vào vốn tự nhiên; phát triển ngành công nghiệp môi trường...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.