Thị trường dược liệu vẫn còn “vàng thau lẫn lộn”

Dược liệu dù tốt tới đâu nhưng nếu không tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện bảo quản thì dược tính cũng sẽ tiêu biến dần
Dược liệu dù tốt tới đâu nhưng nếu không tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện bảo quản thì dược tính cũng sẽ tiêu biến dần
(PLO) - Những vùng quy hoạch, chăm sóc, khai thác khép kín, truy xuất được nguồn gốc của các tổ chức, viện trường hay doanh nghiệp hiện mới chỉ là thiểu số so với khối lượng dược liệu khổng lồ được mua bán tấp nập hằng ngày trên thị trường hiện nay.

Tràn lan dược liệu giả, dược liệu kém chất lượng

Với gần 4000 loài dược liệu cùng rất nhiều nhà chuyên môn và doanh nghiệp (DN) trong ngành nhưng cho đến nay, ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam vẫn chưa đủ “thanh thế” để xây dựng nên các thương hiệu dược liệu hoặc dược phẩm được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là ở thị trường quốc tế. Số dược liệu Việt Nam có thể khai thác, thương mại hóa và xuất khẩu được vẫn chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.

Theo PGS. TS. Trương Thị Đẹp, Trưởng Bộ môn Thực vật, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM, dược liệu tại Việt Nam hiện đang bị giới chuyên môn cho là chưa có nguồn gốc rõ ràng. Những vùng quy hoạch, chăm sóc, khai thác khép kín, truy xuất được nguồn gốc của các tổ chức, viện trường hay DN lại mới chỉ là thiểu số so với khối lượng dược liệu khổng lồ được mua bán tấp nập hằng ngày trên thị trường hiện nay. 

“Hàm lượng hoạt chất triterpenonid toàn phần - một trong những “thước đo” chất lượng của nấm linh chi - qua thu thập mẫu ngẫu nhiên trên thị trường, là khá khác nhau. Rất nhiều mẫu chẳng có tí hoạt chất nào, chỉ là ‘xác dược liệu’ chứ không còn là dược liệu nữa”, bà Đẹp nói.

Tự tìm hiểu về chất lượng cây thuốc ở một “phố dược liệu” ở TP HCM, TS. Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Cây dược liệu Việt Nam, cũng cho hay phần lớn dược liệu ở đây được nhập từ Trung Quốc, “không chỉ 80% đều là “xác dược liệu” mà còn thấy rất nhiều vi sinh vật, vi khuẩn sinh sôi trong đó”. 

Đáng tiếc là giữa thực tế ấy, không ít DN dược phẩm tại Việt Nam cũng chưa mặn mà tìm kiếm sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn để tự nâng cao uy tín và chất lượng. Nếu chi khoảng 5 triệu đồng, DN đã có được “lý lịch khoa học” bài bản của một loại thảo dược nguyên liệu để có thể sàng lọc, chọn lựa và tìm đúng loại mình cần.

“Đây không phải là mức giá cao nhưng cũng có những DN chỉ khi bị Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) “tuýt còi” thì mới tìm tới các nhà khoa học”, vị PGS đến từ Đại học Y Dược TP HCM chia sẻ.

TS. Nguyễn Văn Minh còn cho rằng “nhiều công ty dược liệu Việt Nam lúc ban đầu rất quan tâm tới uy tín nhưng về sau lại bê bối”. Tình trạng trồng dược liệu theo nông pháp hóa học với thuốc trừ sâu, phân bón cũng tràn lan. Nhà khoa học đồng thời là doanh nhân này tin rằng “đã là dược liệu thì phải được trồng trọt hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ”.

Vì vậy, dù Trung tâm Bảo tồn Cây dược liệu đã có vùng trồng hàng nghìn hecta trên cả nước nhưng trong những trường hợp cần thiết, để khẳng định tên tuổi, tránh “vàng thau lẫn lộn”, đơn vị này này vẫn chọn cách lập công ty ở Mỹ, sản xuất dược liệu rồi chuyển về Việt Nam.

Lỗi của cả người bán lẫn người dùng

Nói một cách công tâm, sau tất cả những “điểm trừ” mà các nhà chuyên môn “chấm” cho “phố dược liệu”, không có nghĩa rằng tất cả dược liệu ở đây đều là hàng giả, hàng kém chất lượng ngay từ khi được nhập về bởi người bán nhiều khi cũng chưa đủ hiểu biết để đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết trong khâu bảo quản. 

TS. Lê Chiến Phương thuộc Phòng Công nghệ biến đổi sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới cho hay hiện tượng vi sinh vật sống trong một môi trường chết nhưng thực ra không chết là khá phổ biến. Nghĩa là dược liệu có dược tính kém không hẳn do khâu trồng trọt, sơ chế, vận chuyển mà còn ở khâu bảo quản.

“Dược liệu dù tốt tới đâu đi nữa nhưng nếu không tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện bảo quản về không khí, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, bao bì… thì dược tính cũng sẽ tiêu biến dần. Dược liệu mà cứ để ngoài không khí tự nhiên với đặc trưng thời tiết nóng ẩm như Việt Nam thì quá trình oxy hóa sẽ diễn ra rất nhanh, đến khi nào hết dược tính thì thôi”, vị chuyên gia về công nghệ sinh học và bảo quản thực phẩm, dược liệu giải thích thêm.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Văn Năm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Y Dược học Dân tộc TP HCM cũng tán đồng lý giải này khi cho rằng “cây thuốc mà cứ bỏ trong bao bố khơi khơi, hoặc phơi ra ngoài nắng, hay cất ở những nơi có thể bị côn trùng, vi khuẩn thâm nhập thì làm sao mà phát huy tác dụng được”.

Ngoài ra, dược liệu có được chất lượng tốt hay không còn phụ thuộc vào thổ nhưỡng vùng trồng nữa. “Cũng là trinh nữ hoàng cung nhưng dược tính của cây khi trồng ở mỗi nơi mỗi khác. Cây dừa cạn trồng ở TP HCM thì hầu như không có dược tính gì”, TS. Nguyễn Văn Minh nêu thêm lý giải.

Người bán đã thế, người dùng cũng chưa khá hơn là bao. Tâm lý sính ngoại và sùng bái “truyền thuyết” khiến nhiều người sẵn sàng “chi đậm” với dược liệu nhập ngoại. “Sử dụng dược liệu cũng cần chọn lọc, tìm hiểu thông tin khoa học, đừng quá “cuồng” trước những đồn thổi về đặc tính thần kỳ của một vài loại thảo dược nào đó. Chẳng hạn, đông trùng hạ thảo là loại thuốc quý, rất tốt, giá bán tại Hong Kong là 4.000 USD/kg, nhưng cũng không chắc là hàng thật”, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thảo Dược Xanh Đặng Đức Thành khuyến cáo.

Rất nhiều người dùng cũng tin rằng uống thuốc đông y không “bổ bề ngang thì cũng tràn bề dọc”, rằng thuốc đông y thì chả bao giờ có hại. Vậy là người ta rỉ tai nhau tự tìm kiếm dược liệu ngoài thiên nhiên hoặc… tự trồng rồi sử dụng. Thực tế thì sao? Theo PGS. TS Trương Thị Đẹp, chưa nói tới “tiền mất tật mang”, rủi ro đầu tiên là uống “thuốc” hoài mà chẳng thấy tác dụng gì, chỉ tốn kém thời gian, công sức. 

“Ví dụ như cây hoa ngũ sắc được người ta mách nhau tìm kiếm và sử dụng khá phổ biến, nhưng thực ra hầu hết chỉ tìm được một loài cỏ ngoại lai xâm lấn có hình thức rất giống mà thôi. Ngay cả với sinh viên y dược, khi thực hành cũng hay nhầm lẫn”, chuyên gia cho hay. Tương tự, vị chuyên gia này còn kê ra hàng loạt vị thuốc đang được người dân tìm kiếm rất nhiều theo con đường “truyền miệng” như xạ đen, bạch hoa xà thiệt thảo, hoài sơn…

Thống kê mới nhất của Viện Dược liệu cho thấy gần 50% số loài thực vật ở Việt Nam là cây thuốc (lớn hơn rất nhiều so với dữ liệu có được hồi năm 2006 - mới khoảng 30%). Thế nên, chúng ta có quyền hy vọng về một ngành dược liệu phát triển tới mức có thể đưa đông y và tây y “xích lại gần nhau” như Nhật Bản đang làm. Nhưng đó chắc chắn là một ước mơ cần đến rất nhiều nỗ lực - không chỉ là nhiệm vụ ở cấp nhà nước, chính phủ hay của riêng giới khoa học, mà còn là sự ủng hộ và đồng hành đúng cách của đông đảo người dân và DN. 

Tin cùng chuyên mục

Sách lậu có kích cỡ thô hơn, màu nhòe hơn, phần ruột không có màu và căn lề lệch hơn so với sách chính thống.

Sách lậu, sách vi phạm bản quyền lộng hành - Do thị trường thiếu ý thức?

(PLVN) - Sự phát triển của văn hóa đọc và tương lai của ngành xuất bản sách nước ta đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng khi tình trạng sách lậu và sách vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến. Các nhà xuất bản, tác giả và độc giả đều chịu ảnh hưởng khi những nỗ lực phát triển thị trường sách chính thống bị sách lậu làm suy yếu, kéo theo hệ lụy về kinh tế lẫn văn hóa.

Đọc thêm

Động thái từ Bộ Công Thương trước “làn sóng” Temu

Logo của sàn thương mại điện tử Temu.
(PLVN) -  Trước làn sóng hàng giá rẻ của Temu xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số liên hệ với nền tảng này để yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật. Trong khi đó, lãnh đạo Bộ cũng thúc đẩy các biện pháp tăng cường giám sát, đảm bảo chất lượng sản phẩm và áp thuế, nhằm bảo vệ thị trường nội địa và duy trì sự cạnh tranh lành mạnh.

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?
(PLVN) -  Dù đang được quảng cáo rầm rộ và thu hút người dùng Việt Nam với những ưu đãi giá rẻ bất ngờ, sàn thương mại điện tử Temu hiện vẫn chưa đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Điều này đặt ra nhiều lo ngại về tính minh bạch và chất lượng sản phẩm, vì vậy người tiêu dùng nên thận trọng để tránh những rủi ro không đáng có.

Hàng nhập kém chất lượng và mối lo về an toàn thực phẩm

Sản phẩm hồng sấy từ Trung Quốc có màu sắc bắt mắt, không cần hút chân không vẫn không hư hỏng, giá thành thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. (Nguồn: NM)
(PLVN) - Vào mùa, thị trường bánh mứt, hoa quả sấy trong nước đang trở nên sôi động. Đáng lo ngại, khá nhiều trong số này là hàng nhập từ Trung Quốc nhưng lại “núp bóng” hàng Việt, bán tràn lan trên mạng với giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Thuốc lá Jet tại Việt Nam: 100% nhập lậu, có bao gồm hàng giả

Lực lượng chức năng Campuchia phát hiện và triệt phá cơ sở sản xuất, đóng gói thuốc lá giả.
(PLVN) -  Ngày 7/10 vừa qua, toà án tỉnh Thbong Khum, Campuchia ra lệnh tiêu huỷ 23 loại tang vật bị tịch thu từ một cơ sở sản xuất và đóng gói thuốc lá giả mà lực lượng chức năng tỉnh này đã phát hiện và triệt phá. Điều đáng nói là trong số tang vật thu được có nhiều thùng thuốc lá giả nhãn hiệu JET, một loại thuốc lá ngoại thường được nhập lậu, buôn bán và tiêu thụ trái phép tại Việt Nam.

Cẩn trọng với sản phẩm nhãn hiệu Dr.Nara

Cẩn trọng với sản phẩm nhãn hiệu Dr.Nara
(PLVN) - Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, tại nhiều website và fanpage trên mạng xã hội, các sản phẩm mang tên Dr.Nara được giới thiệu, quảng cáo với những từ ngữ có thể gây hiểu nhầm đây là sản phẩm có công dụng điều trị nám, tàn nhang. Kèm theo đó, nhiều website còn sử dụng hình ảnh, thông tin của các bác sĩ chuyên khoa da liễu để giới thiệu sản phẩm. Thậm chí, có nội dung rằng sản phẩm “được khuyên dùng bởi các bác sĩ và chuyên gia da liễu hàng đầu Việt Nam”.

Cảnh báo tình trạng mạo danh các tổ chức tín dụng để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh các tổ chức tín dụng để lừa đảo
(PLVN) -  Thời gian gần đây, trường hợp khách hàng bị lừa đảo thông qua hình thức giả danh tổ chức tín dụng ngày càng nở rộ. Dù các tổ chức đã có những cảnh báo liên tục, tuy nhiên với thủ đoạn ngày càng tinh vi và hiện đại, không ít khách hàng vẫn “tiền mất tật mang”.

Cẩn trọng với mỹ phẩm “chính hãng”, siêu rẻ trên mạng

Phòng trưng bày nhận diện các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường. (Nguồn: QLTT)
(PLVN) - Thị trường mỹ phẩm online đang phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của hàng loạt cá nhân và tổ chức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Bên cạnh những nhà nhập khẩu chính thống, không ít kẻ lợi dụng “lỗ hổng” trong quản lý để buôn bán hàng lậu, hàng giả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Tràn lan trang phục, phụ kiện ngành Công an trên 'chợ mạng'

Tràn lan trang phục, phụ kiện ngành Công an trên 'chợ mạng'

(PLVN) - Không gian mạng xã hội hiện tràn lan những hội nhóm quảng cáo, rao bán trang phục, phụ kiện ngành Công an. Thực trạng này khiến nhiều người băn khoăn, khi từng có không ít đối tượng xấu sử dụng trang phục này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật...

Xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao để lừa đảo

Hình ảnh giao diện Cổng Thông tin điện tử huyện Lâm Thao và Fanpage chính thống của Mặt trận Lâm Thao.
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) để lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố sập cầu Phong Châu. Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.

Cảnh báo fanpage giả mạo Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam

Vietnam Post vừa cảnh báo trang Facebook giả mạo Cuộc thi Viết thư UPU.
(PLVN) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post vừa cảnh báo, với thủ đoạn lập fanpage mạo danh Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU để đăng thông tin về cuộc thi giả mạo và hứa hẹn giải thưởng hấp dẫn, kẻ lừa đảo dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký nhằm đánh cắp thông tin và tài sản.