Thị trấn nhỏ ở Italia đòi lập quốc

Cả ở Phương Tây lẫn Phương Đông đều có câu ngạn ngữ trùng ý là trong hoàn cảnh khó khăn thường nảy ra lắm sáng kiến. Nhưng có ý tưởng là một chuyện, thực hiện nó được hay không lại là chuyện khác và chính ở đó là ranh giới giữa ước vọng khả thi và tham vọng. Chuyện một thị trấn nhỏ ở Italia mới đây đơn phương tuyên bố tách khỏi thể chế nhà nước Italia để trở thành một quốc gia hay một công quốc độc lập là một ví dụ.
Cả ở Phương Tây lẫn Phương Đông đều có câu ngạn ngữ trùng ý là trong hoàn cảnh khó khăn thường nảy ra lắm sáng kiến. Nhưng có ý tưởng là một chuyện, thực hiện nó được hay không lại là chuyện khác và chính ở đó là ranh giới giữa ước vọng khả thi và tham vọng. Chuyện một thị trấn nhỏ ở Italia mới đây đơn phương tuyên bố tách khỏi thể chế nhà nước Italia để trở thành một quốc gia hay một công quốc độc lập là một ví dụ.

Chuyện như thế này: Italia hiện đang gặp khó khăn rất lớn về tài chính. Để giảm nợ công và tiết kiệm chi tiêu, chính phủ của Thủ tướng Silvio Berlusconi có sáng kiến sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính địa phương theo hướng sát nhập các đợn vị hành chính lại với nhau. Số lượng đơn vị hành chính bớt đi thì số lương công chức nhà nước cũng giảm đi và nhà nước tiết kiệm chi tiêu ngân sách.

Filettino là một thị trấn nhỏ ở cách thủ đô Roma có 100 km về phía Đông, với đúng 558 dân. Người đứng đầu thị trấn, ông Luca Sellari, phản đối kịch liệt kế hoạch này của chính phủ trung ương vì nếu sát nhập với thị trấn bên cạnh cũng đồng nghĩa là ông mất chức. Bởi thế, ông Sellari đã làm việc mà từ khi lập quốc đến nay chưa từng thấy ở Italia là đơn phương tuyên bố Filettino trở thành một thực thể chính trị độc lập - như San Marino. Ông Sellari cho in và lưu hành đồng tiền riêng với tên gọi Fiorito, đương nhiên có ảnh của chính ông ta trên một mặt của tờ giấy bạc, quy định luôn tỷ giá chuyển đổi 2:1 so với đồng Euro. Đồng tiền này được các cửa hàng ở đó chấp nhận và đặc biệt được du khách mua rất nhiều.

Về phương diện pháp lý, việc thị trấn Filettino đơn phương tuyên bố độc lập đều gây vấn đề nan giải cho cả chính quyền trung ương lẫn địa phương. Italia vốn hình thành từ rất nhiều công quốc và lãnh địa tự chủ - như San Marino hiện tại. Xu hướng ly khai của các khu vực lãnh thổ không phải không có.

Nếu nhân dịp này vì chủ định nói trên của chính phủ trung ương mà bùng phát thành cả một phong trào ly khai hẳn hoi thì không chỉ lợi bất cập hại, mà còn là cơn ác mộng thực sự đối với chính phủ. Thị trấn Filettino và ông Sellari có tự ý làm gì đi chăng nữa thì cũng đâu có thể tự thoát được ra khỏi sự ràng buộc vào hiến pháp đất nước mà trong đó không có chuyện cho phép ly khai. Họ gây được áp lực đối với chính phủ và thu hút được sự chú ý của dư luận, nhưng dựa vào tham vọng làm sao thắng nổi chính phủ dựa vào hiến pháp.

Thiên Lang

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.