Thi THPT quốc gia : Sớm có phương án đấu tranh phòng ngừa gian lận

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị
(PLO) - Sáng 2/8, tại Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019, Bộ GD-ĐT đã đề cập một số hạn chế của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Không nên có những thay đổi quá lớn

Đa số các đại biểu góp ý giữ nguyên kỳ thi THPT quốc gia với mục đích vừa xét tốt nghiệp THPT vừa lấy kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ (kỳ thi “2 trong 1”). Tuy nhiên, những kẽ hở, bất cập về sai phạm trong chấm thi THPT cần được khắc phục, đưa ra giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn gian lận, thay đổi điểm số của thí sinh.

Bà Nguyễn Thị Minh Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang cho biết, kỳ thi được nhân dân đồng thuận, đã giảm tải căng thẳng cho người học. Vi phạm trong kỳ thi quốc gia năm 2018 là sự cố ý, lợi dụng sơ hở pháp luật của một số người, là những “lỗ hổng” trong việc tổ chức thi ở một số địa phương. Vì vậy, Bộ GD-ĐT nên rút kinh nghiệm, sớm có phương án đấu tranh phòng ngừa, nhưng không nên có phương án thay đổi quá lớn. 

Đại diện phía các trường ĐH, với tư cách là một trường tuyển sinh quy mô lớn, phần lớn phương thức tuyển sinh dựa và kết quả kỳ thi THPT quốc gia, ông Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân bày tỏ, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ủng hộ tổ chức kỳ thi này đến hết năm 2020. Đồng thời kiến nghị, bộ phận ra đề rút kinh nghiệm nghiên cứu kỹ phổ điểm, có bộ phận thử nghiệm để có đề thi tốt nghĩa là phải đảm bảo sự phân hóa nhất định.

Về coi thi: Không thể không có sự tham gia của các trường ĐH nhưng cần bàn kỹ hơn về mức độ tham gia. Đặc biệt, cần tổ chức chấm chéo hoặc tổ chức chấm theo cụm. Bài thi trắc nghiệm phải có sự cải thiện về mặt công nghệ thông tin.

Trách nhiệm của Bộ GD-ĐT còn chưa thật sự đầy đủ

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định, đề thi chưa thật sự phù hợp với kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, trong đề thi có những câu hỏi có độ khó cao, nhằm mục đích phân hóa kết quả thi của thí sinh nhưng đã làm cho đề thi khó hơn đề thi các năm trước, khó so với yêu cầu của thi THPT.

Phần mềm chấm trắc nghiệm đã được hoàn thiện một bước, cơ bản đáp ứng yêu cầu chấm thi. Tuy nhiên, còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi; trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi, vai trò giám sát của Bộ GD-ĐT trong tất cả các khâu tổ chức thi tại địa phương cũng như trách nhiệm của địa phương trong việc tổ chức thi chưa thật sự đầy đủ; còn để xảy ra tình trạng tiêu cực và gian lận có tổ chức tại một số Hội đồng thi, gây tâm lý lo ngại trong học sinh và dư luận xã hội.

Với tinh thần nghiêm túc, kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị chức năng kịp thời xác minh làm rõ, xử lý các sai phạm, thông báo kết quả chấm thẩm định và thông tin đầy đủ cho các thí sinh, các cơ quan truyền thông. Đồng thời, căn cứ tình hình cụ thể có thể đề nghị cơ quan công an phối hợp, điều tra làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, xử lý theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo khách quan, công bằng cho các thí sinh.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá chung tình hình đổi mới căn bản, toàn diện của ngành Giáo dục trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 29; đồng thời chỉ đạo Bộ GD-ĐT bám sát các nội dung về những vấn đề tồn tại, bất cập cần đổi mới đã nêu trong Nghị quyết từ thời điểm năm 2013 để thời gian tới có những tổng hợp, đánh giá các công việc đã triển khai theo tinh thần Nghị quyết 29.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý hai điểm: Thứ nhất, đổi  mới giáo dục phải là một quá trình. Trong quá trình đấy không bao giờ có giải pháp hoàn hảo. Khi triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng cần kiên trì, kiên định thực hiện. Thứ hai, nhất định phải theo xu thế thế giới với không chỉ các trường ĐH, các trường THPT ở khâu quản lý cũng phải thay đổi.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh đến việc nêu gương của các thầy, cô giáo. “Từ năm học này, Bộ GD-ĐT cần phát động để các thầy cô cùng thi đua, cùng gương mẫu, ai vi phạm nhất định cho ra khỏi ngành…”. Đồng thời nhắn nhủ: “Tôi tin rằng với tinh thần cầu thị, đổi mới, các đồng chí tiếp tục “giữ lửa”, lan tỏa rộng hơn nữa sự quyết tâm đến các đơn vị, địa phương để nền giáo dục Việt Nam được đổi mới thực sự, có như vậy đất nước mới phát triển”… 

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...