Thí sinh trượt ĐH bất ngờ nhận cả chục giấy báo... trúng tuyển

Có thí sinh được 8 điểm thi ĐH, nhưng trái với nỗi lo ban đầu, em nhận được giấy báo trúng tuyển vào những trường em chưa từng biết tới... Số giấy báo trúng tuyển “từ trên trời rơi xuống” các thí sinh nhận được không phải là ít. Có em nhận được trên 20 giấy mời nhập học.

Ngày 15/9 kết thúc xét tuyển nguyện vọng 2. Như thông lệ, đợt xét tuyển này đang dần khép lại với nghịch cảnh quen thuộc khi nhiều ngành đào tạo hiu hắt thí sinh trong khi một số ngành khác lại “bội thực” hồ sơ đăng ký, cùng với đó là nhiều vấn đề trong tuyển sinh đã và đang bộc lộ bất cập...

Thí sinh phân tầng theo mỗi mùa thi.
Thí sinh phân tầng theo mỗi mùa thi.

Kẻ khóc, người cười

Sau khi hết thời hạn thí sinh (TS) được rút hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 (NV2) (ngày 10/9) vào các trường ĐH, CĐ, nhiều trường cho biết lượng hồ sơ rút ra không lớn. Hầu hết các ngành ĐH có tuyển NV2 đều đã thừa hồ sơ. Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, tính đến ngày 10/9, đã nhận được 1.600 hồ sơ, trong đó chỉ tiêu là 950. Trường ĐH Mỏ Địa chất, tính đến nhận được hơn 2.000 hồ sơ, chỉ tiêu của trường là 1.700 cả hệ ĐH, CĐ. Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông phía Bắc đã nhận được hơn 1.500 hồ sơ, phía Nam 700 hồ sơ, chỉ tiêu đại học là 700, cao đẳng 500.

Khu vực phía Nam, nhiều trường đã bội thu hồ sơ như Trường ĐH Đồng Nai, tính đến hết ngày 6/9, nhận được 939 hồ sơ xét tuyển NV2. Nhiều ngành có lượng hồ sơ đông như ngành Sư phạm Tiếng Anh khối A có 59 hồ sơ/20 chỉ tiêu và ngành Kế toán có 62 hồ sơ/47 chỉ tiêu. ĐH Phú Yên cho biết, nhiều ngành có tỷ lệ “chọi” 1/18 như Giáo dục tiểu học (234 hồ sơ/13 chỉ tiêu); hay “tỷ lệ chọi” 1/6 như ngành Giáo dục mầm non (186/32). ĐH Cần Thơ nhận được khá nhiều hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2, nhiều ngành bội thu hồ sơ và có “tỷ lệ chọi” cao như ngành Chăn nuôi: 249/90 (hồ sơ/chỉ tiêu); Nuôi và bảo tồn sinh vật biển: 133/50; Sư phạm Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp: 179/30; Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan: 104/40; Luật: 116/15...

Ngược lại, một số ĐH vùng, ĐH dân lập nhận được lượng hồ sơ rất hạn chế, thậm chí đóng cửa một số ngành đang “hot” hiện nay. ĐH Đà Nẵng thông báo đóng cửa hai ngành Kinh tế chính trị và Thống kê tin học do không có thí sinh trúng tuyển. Trường ĐH Phạm Văn Đồng đóng cửa ngành Tài chính ngân hàng. Trường ĐH An Giang dự kiến sẽ đóng cửa một số ngành...

Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) hiện nay mới có hơn 1.300 hồ sơ xét tuyển NV2, trong khi đó chỉ tiêu gần 2.000, trong đó hệ ĐH 1.000, hệ CĐ 940. Trường ĐH Hòa Bình nhận được 584 hồ sơ xét tuyển NV2. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu hệ đại học của trường là 1.100. Trường ĐH Thành Tây mới chỉ nhận được gần 200 hồ sơ dù có tới 900 chỉ tiêu. Trường ĐH Đông Đô mới có 566 hồ sơ/chỉ tiêu 1.100... Theo thông tin thì nhiều trường ĐH ngoài công lập số lượng hồ sơ quá ít chưa được 1/3 so với số chỉ tiêu được giao, thậm chí nhiều trường không công bố số lượng hồ sơ trên trang web.

Theo ông Nguyễn Thanh Tĩnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Dân lập Đông Đô, nhà trường năm nay mong tuyển được khoảng 70% chỉ tiêu mà Bộ GD&ĐT giao. Thiếu thí sinh là tình trạng chung của các trường ngoài công lập hiện nay do nhiều trường đại học công lập lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn. Phía trường trong 3 ngày tới hy vọng có thêm khoảng 200 thí sinh nộp hồ sơ. Trường đã lên kế hoạch để xét tuyển NV3. Hiện nay, những ngành của trường ít hồ sơ là Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin, Thông tin học, Ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung.

Tuyển sinh năm 2010, hầu hết các trường đại học ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu do thiếu nguồn tuyển. Thông tin tình hình chung năm nay, các trường ngoài công lập lại tiếp tục rơi vào tình cảnh này bởi nhiều trường ĐH công lập cũng tiếp tục xét tuyển NV3.

Do thiếu nguồn tuyển, các trường ngoài công lập đều xét tuyển NV3. Thời gian xét tuyển NV3 từ ngày 20/9/2011 đến 17.00 giờ ngày 10/10/2011. Theo thống kê của các trường thì khối ngành còn nhiều chỉ tiêu là ngành xã hội nhân văn, công nghệ thông tin, khoa học cơ bản, sư phạm, nông lâm

Từ trượt thành... “vip”

Trong các mùa tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ những năm gần đây đã xảy ra tình trạng nhiều trường ĐH, CĐ, TCCN gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho cả những thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký dự thi hay đăng ký xét tuyển NV2, NV3 vào trường mình.

Số giấy báo trúng tuyển “từ trên trời rơi xuống” các thí sinh nhận được không phải là ít. Có em nhận được trên 20 giấy báo mời gọi nhập học. Phần lớn các trường gửi giấy báo nhập học “chui” cho thí sinh đều là những trường hệ ngoài công lập, các trường ĐH, CĐ, trung cấp mới mở hoặc mới được cấp phép đào tạo liên thông đang mong mỏi mời chào từng thí sinh tới nhập học.

Có nhiều em nói rằng, mình được 8 điểm thi ĐH, nhưng trái với nỗi lo ban đầu, em nhận được rất nhiều giấy báo trúng tuyển vào những trường mà em chưa từng biết tới, kèm theo những lời giới thiệu hấp dẫn như: Chất lượng đào tạo bảo đảm, đội ngũ giảng viên có uy tín, cơ sở vật chất nhà trường khang trang, hiện đại, mức học phí phải chăng, có chế độ ưu đãi cho con em gia đình chính sách, có cơ hội học liên kết, liên thông với các trường có tiếng tăm trong và ngoài nước...

Đối tượng nhận được những giấy báo nhập học thường là những em trượt tất cả NV1, NV2, NV3. Theo nhiều người trong cuộc thì hàng năm các trường thường lấy danh sách học sinh từ các trường phổ thông và trung bình mỗi trường sẽ có khoảng 200 giấy báo nhập học được gửi về đúng địa chỉ. Thế nên mới có chuyện một em học sinh lớp 12 ở quận Long Biên (Hà Nội) đã thiệt mạng vì tai nạn giao thông, chưa kịp thi ĐH vẫn có giấy báo nhập học.

Tinh hoa hay đại chúng?

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có 440 trường ĐH, CĐ. Trong số đó, có hơn một nửa là mới được nâng cấp từ trình độ thấp hơn. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, số trường ngoài công lập tăng gấp 5 lần với 76 trường dân lập và tư thục. Thực tế thời gian qua cho thấy, chính sự ra đời, phát triển một cách ồ ạt chưa được thẩm định kỹ lưỡng của các trường ĐH, CĐ đã dẫn tới những tồn tại, bất cập trong chất lượng đào tạo ở bậc học này.

Báo cáo số 760 của Bộ GD&ĐT năm 2009 thừa nhận: “Khả năng kiểm soát hoạt động của các trường trong cả nước của Bộ GD&ĐT là rất hạn chế (nếu mỗi tuần Bộ thanh tra, kiểm tra 2 trường ĐH, CĐ thì phải mất 3,5 năm mới thanh tra, kiểm tra hết một lượt 376 trường ĐH, CĐ”.

Liên quan đến chất lượng đầu vào ĐH, CĐ, ông Ngô Kim Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, cho hay tổng chỉ tiêu hệ ĐH, CĐ năm 2011 là 549.300, qua xét tuyển NV1 đã tuyển được 67,4%. So sánh với bình quân 10 năm qua thực hiện “3 chung”, thì xét tuyển NV1 năm nay đã tăng lên 3,5%. Như vậy, công tác xét tuyển NV1 tốt hơn và khả quan hơn, cũng góp phần nâng cao đầu vào. 

Trước thông tin, có trường lạm dụng “chiếc phao 33”, khiến thí sinh 6-8 điểm cũng đỗ ĐH, CĐ, ông Khôi khẳng định là có. Đây là một số trường vận dụng điều khoản 33 của quy chế tuyển sinh để ưu tiên cho TS có hộ khẩu tại vùng cao, miền núi, người dân tộc thiểu số và có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Trước băn khoăn của phóng viên về chất lượng đào tạo khi đầu vào của các thí sinh này thấp, ông Khôi nói: Qua phân tích, nghiên cứu, đầu vào chỉ là một cấu phần trong cả quá trình đào tạo. Tất nhiên, các em có điểm đầu vào thấp thì quá trình học phải cố gắng nhiều hơn và các trường phải đầu tư nhiều hơn để nâng cao chất lượng đào tạo.

Xung quanh hiện tượng còn một số trường gửi giấy báo trúng tuyển ĐH,CĐ tràn lan, ông Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, Bộ đã nhận được thông tin có 3-4 em không thi nhưng nhận được giấy báo dự thi và đã cho thanh tra kiểm tra. Mọi năm không đưa vào quy chế nên không xử lý được, nhưng năm nay có quy chế nên Bộ GD&ĐT sẽ xử lý. Khi có kết quả xử lý toàn bộ, Bộ sẽ công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Tuy nhiên, trước tình trạng tuyển sinh hỗn loạn như hiện nay, nhiều người trong cuộc cho rằng phải làm sao để xếp hạng, phân tầng được các trường, chứ không chỉ xã hội hóa giáo dục, mở ra ồ ạt rồi hiu hắt thí sinh - sẽ có trường cho thí sinh khá, giỏi và có trường cho thí sinh số đông. Và đương nhiên, không thể đánh đồng thí sinh từ 20 điểm/ 3 môn thi với thí sinh 8 điểm, thậm chí 6 điểm/3 môn thi có một đầu ra chất lượng như nhau...

Uyên Na

Đọc thêm

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ
(PLVN) - Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Ðài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ (đường Bắc Sơn - Hà Nội).

Sự giản dị của Hồ Chí Minh là tột cùng của sự sâu sắc và vĩ đại

Bác Hồ đến dự Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc 13.8.1962. (ẢnhTư liệu: TTXVN)
(PLVN) - Dành cả cuộc đời nghiên cứu, tìm hiểu về Bác Hồ, GS.TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định, sự giản dị, tinh tế chỉ có được bởi trí tuệ và tâm hồn vĩ đại mênh mông của Bác. Sự giản dị là tột cùng của sự sâu sắc và vĩ đại - đó cũng là bản lĩnh Hồ Chí Minh.

Ấn tượng kết quả Thi đua Quyết thắng toàn quân

Các điển hình của Sư đoàn 5, QK7 được tuyên dương, khen thưởng. (Ảnh trong bài: Hoàng Thành)
(PLVN) - Thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) giai đoạn 2019 - 2024, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã phát động nhiều phong trào thi đua tập trung giáo dục, quản lý, huấn luyện bộ đội nâng cao bản lĩnh, kiến thức, trình độ, thuần thục kỹ, chiến thuật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Sớm đưa các đạo luật về an ninh trật tự đi vào cuộc sống

Thiếu tướng Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông Công an nhân dân mong các đạo luật sớm đi vào cuộc sống. (Ảnh: T.Kiên)
(PLVN) - Ngày 17/5, Bộ Công an tổ chức cuộc tọa đàm, trao đổi giữa phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài Công an nhân dân với lãnh đạo các đơn vị chủ trì soạn thảo các dự án luật do Bộ chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 7 cùng một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.

Nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, đề cập đến hạn chế, bất cập trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, một số ý kiến cho rằng cần tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
(PLVN) - Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư
(PLVN) – Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
(PLVN) – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.