"Thêm thông tin cha mẹ vào CMTND chỉ thêm... phiền"
Không chỉ những người sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ CMT kiểu mới như trường hợp của bạn đọc Nguyễn Lan Ph., nhiều nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn, quản lý các cấp chính quyền cũng đã có ý kiến lo ngại về những vấn đề tế nhị xung quanh chuyện CMT kiểu mới có thông tin về cha mẹ.
[links()]Không chỉ những người sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ CMT kiểu mới như trường hợp của bạn đọc Nguyễn Lan Ph., nhiều nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn, quản lý các cấp chính quyền cũng đã có ý kiến lo ngại về những vấn đề tế nhị xung quanh chuyện CMT kiểu mới có thông tin về cha mẹ.
•PGS.TS Nguyễn Thị Bình, Chủ nhiệm Bộ môn Mô - Phôi học (Đại học Y Hà Nội):
Thụ tinh nhân tạo sẽ khuyết danh cha
Ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mỗi năm có khoảng hơn 700 ca thụ tinh nhân tạo và khoảng 180 ca thụ tinh trong ống nghiệm. Phần lớn những đứa trẻ sinh ra đều từ tế bào sinh sản của chính cặp vợ chồng thực hiện theo phương pháp này; số ca còn lại (khoảng từ 5 - 10%) được thực hiện thông qua việc xin tinh trùng. Điều đó có nghĩa là những đứa trẻ này (nếu thụ tinh thành công) sẽ bị khuyết danh cha.
Đây thực sự là một vấn đề hết sức tế nhị mà người ta muốn giấu đi để đứa trẻ lớn lên không mặc cảm, gia đình đảm bảo hạnh phúc, trong khi đó, quy định mới thì lại bắt buộc trên tấm CMND phải điền đủ cả tên cha, tên mẹ của người được cấp. Điều này, theo tôi là không nên.
Có rất nhiều trẻ khuyết tên cha chịu thiệt thòi với kiểu CMT mới. Ảnh minh họa
•Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND phường Quan Hoa (Cầu Giấy- Hà Nội):
Không nên “phô” thân phận
Việc bắt buộc phải ghi họ tên cha, mẹ vào mặt sau CMND đã khiến nhiều người không đồng tình. Chẳng hạn người làm CMND lúc mới sinh đã bị bỏ rơi, không biết tên cha mẹ đẻ mà chỉ có cha mẹ nuôi thì sao?. Ngay việc một đứa trẻ đi học mà không có cha đã thấy tủi thân và khổ tâm lắm rồi, nay lại “phô” điều này lên CMND thì họ sẽ thấy tự ti và mặc cảm.
Mặt khác, nếu cha, mẹ của họ có nhiều tên thì sẽ lấy tên nào. Ví dụ như tên cha, mẹ trong giấy khai sinh khác với tên vẫn gọi hàng ngày thì phải ghi theo tên nào?. Những vướng mắc này đã được các cơ quan chức năng giải thích và hướng dẫn chưa?. Để quy định của pháp luật đi vào cuộc sống được thông suốt, lẽ ra trước khi ban hành văn bản pháp luật chính thức, Bộ Công an nên lấy ý kiến rộng rãi của người dân thì sẽ có sự đồng thuận cao hơn.
•Ông Dương Đức Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp (Hà Nội):
Nếu trước “quản” được, thì nay không nên đổi
Tôi nghĩ, quy định mới này nhằm để cơ quan chức năng khi xác minh nhân thân một ai đó nhanh hơn vì thực tế trùng họ tên, trùng ngày tháng năm sinh đã xảy ra. Nhưng, quy định mới cũng có mặt trái của nó là gây phiền hà cho dân đối với những đối tượng là không có cha, bắt buộc phải để trống phần tên cha trên CMND. Nếu trước đây không có phần tên cha mẹ, ngành công an vẫn “quản” được thì không cần thiết phải đưa vào ở mẫu mới thông tin này.
•Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.Hà Nội:
Chỉ thêm phiền
Việc đưa thêm tên cha, mẹ vào CMND chỉ là đặt thêm quy định để gây phiền hà cho người dân. CMND là của cá nhân, vậy thì ngành Công an cứ quản những thông tin của riêng cá nhân đó là được rồi, chứ việc gì phải đưa thêm tên cha, mẹ của họ vào làm gì. Những người già, cha, mẹ đã chết rồi thì đưa thông tin cha, mẹ họ giải quyết được gì?. Quy định thế không phù hợp với quyền công dân. Vì thế, tôi đề nghị không áp dụng quy định này.
Nghị định 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ đã nêu rõ: “CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”.
Như vậy, mục đích quan trọng nhất của tấm CMND là để tiện lợi cho dân. Nhưng thời gian gầy đây, qua tiếp xúc, ghi nhận ý kiến của nhiều người dân thì thấy rằng, đại đa số những người được hỏi bên cạnh việc cho rằng, quy định đưa tên cha, mẹ vào CMND là phiền hà còn băn khoăn không hiểu vì sao lại có sự thay đổi này? Một số ý kiến cho rằng, trước đến nay, với CMND hiện hành, nhân dân trên cả nước vẫn làm việc, giao dịch, đi lại… bình thường, thuận tiện chẳng có lý do gì phải thay đổi.
Giả sử, nếu vì mục đích phục vụ sự tiện ích trong quản lý của ngành Công an thì rõ ràng đã đi ngược lại qui định hiện hành như đã trích dẫn, đồng thời vi phạm cả quyền công dân. Báo PLVN đề nghị Bộ Công an cần có sự giải thích, trả lời thỏa đáng trước công luận để nhân dân hiểu, đồng thuận trước khi thực hiện chủ trương này.
Mọi ý kiến phản hồi của bạn đọc về chủ đề này xin gửi tới địa chỉ: bandoc@phapluatvn.vn.
(PLVN) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên mới ban hành kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hưng Yên. Trong đó, địa phương cũng xây dựng đề án hợp nhất, sáp nhập một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND huyện.
Sáng 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
(PLVN) - Chiều 13/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Algeria Dân chủ và Nhân dân tại Việt Nam Sofiane Chaib đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
(PLVN) - Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong ngắn hạn và dài hạn.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
(PLVN) - Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp phân ban Việt Nam của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
(PLVN) - Chiều 11/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì buổi lễ trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng đối với đồng chí Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
(PLVN) - Chiều 11/12, tại TP Phú Quốc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV (đơn vị số 3). Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham dự hội nghị.
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Công điện về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới biểu quyết thông qua việc bổ sung 4 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Sáng 11/12/2024, tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác đến dâng hương tưởng niệm Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.