Thêm nhiều nét mới tại lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc

Lễ hội truyền thống mùa Xuân, mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc là hai mùa lễ hội tiêu biểu, đặc sắc của tỉnh Hải Dương
Lễ hội truyền thống mùa Xuân, mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc là hai mùa lễ hội tiêu biểu, đặc sắc của tỉnh Hải Dương
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ban tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 tỉnh Hải Dương vừa tổng kết công tác tổ chức lễ hội năm 2023 và triển khai công tác tổ chức Lễ hội mùa Xuân năm tới.

Lễ hội truyền thống mùa Xuân, mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc là hai mùa lễ hội tiêu biểu, đặc sắc của tỉnh Hải Dương, hàng năm, thu hút lượng lớn du khách thập phương về tham quan, chiêm bái. Năm 2023, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn hơn, không gian rộng hơn, nhiều sự kiện hơn. Lễ hội đã góp phần quảng bá các giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, quảng bá các giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích trong quá trình tỉnh Hải Dương cùng với tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang hoàn thiện hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban tổ chức đều có chung đánh giá, năm 2023 lễ hội được tổ chức an toàn, trang trọng, hấp dẫn, đảm bảo nghi lễ truyền thống, khẳng định được tầm vóc, quy mô và ảnh hưởng rộng khắp, thu hút sự quan tâm, đánh giá cao của các cơ quan truyền thông Trung ương, địa phương và du khách thập phương. Các hoạt động trong lễ hội có sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học giữa các Tiểu ban, các thành viên Ban tổ chức lễ hội và chính quyền địa phương tạo nên sự kết nối chặt chẽ trong tổng thể các hoạt động lễ và hội nhất là trong những ngày lễ trọng. Lượng du khách dự lễ hội ngày càng đông, thời gian cao điểm, có ngày lượng khách đạt trên 5 vạn người.

Năm 2024, tỉnh Hải Dương dự kiến lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ có nhiều điểm mới. Cụ thể, trong lễ khai hội sẽ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn" là bảo vật quốc gia. Quy mô Lễ tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả sẽ được tổ chức lớn hơn do là năm chẵn. Dự kiến sẽ tổ chức lễ khai hội và Lễ tưởng niệm tại khu vực sân đá trước cổng tam quan để có không gian đủ rộng cho đại biểu và du khách tham dự, đồng thời thuận tiện cho việc truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PTTH Hải Dương, các đài địa phương lân cận và trên một số nền tảng số.

Điểm mới thứ hai là lễ hội năm nay sẽ tổ chức Tuần Văn hóa, ẩm thực, du lịch và xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động hấp dẫn như: lễ hội ẩm thực với món ăn tiêu biểu của Hải Dương và các địa phương trong cả nước; trình diễn áo dài sắc màu Hải Dương; các trò chơi dân gian…

Cũng tại Lễ hội mùa xuân năm 2024, lần đầu tiên sẽ diễn ra Giải việt dã “Hành trình kết nối di sản". Đây sẽ là giải việt dã có quy mô lớn nhất, cự ly dài nhất tổ chức tại Hải Dương.

Trưởng Ban tổ chức lễ hội trao bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương cho các cá nhân có thành tích tiêu biểu trong tổ chức lễ hội năm 2023
Trưởng Ban tổ chức lễ hội trao bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương cho các cá nhân có thành tích tiêu biểu trong tổ chức lễ hội năm 2023

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực và sự đóng góp tích cực của các thành viên Ban tổ chức lễ hội, đặc biệt là vai trò của cơ quan thường trực – Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trong việc tổ chức Lễ hội mùa Xuân, mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc. Việc không ngừng đổi mới nội dung, chương trình lễ hội đã mang lại hiệu quả thiết thực, hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách, góp phần quảng bá các giá trị toàn cầu của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cũng đề nghị Ban tổ chức cần nghiên cứu kỹ lưỡng bố cục, nội dung, màu sắc của bộ nhận diện; trong quá trình tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lễ hội ẩm thực cần lấy đặc trưng ẩm thực Hải Dương làm điểm điểm nhấn, lựa chọn các món ăn tiêu biểu, đặc sắc để giới thiệu đến du khách; nghiên cứu một số khu vực để du khách trải nghiệm chế biến và thưởng thức ẩm thực đặc sắc của Hải Dương...

Đồng thời đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu mở rộng không gian, cự ly chạy để quảng bá rộng rãi hình ảnh Hải Dương; công tác tổ chức cần cụ thể, bảo đảm an toàn; đa dạng hình thức tuyên truyền; huy động quần chúng tham gia giải chạy để tạo hiệu ứng mạnh mẽ.

Đọc thêm

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.