Thế khó của ông Trump tại cuộc gặp Tổng thống Nga

Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump
(PLO) - Dự kiến, hôm nay, 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc gặp được trông đợi từ lâu với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. 

Cuộc gặp diễn ra bên lề Hội nghị Cấp cao G20 ở thành phố Hamburg, Đức. Theo giới quan sát, rất nhiều chủ đề dự kiến sẽ được đưa ra bàn thảo tại cuộc gặp, trong đó có cuộc xung đột ở Syria và Ukraine, chương trình hạt nhân của Triều Tiên hay nỗ lực chống chủ nghĩa quốc tế.

Tuy nhiên, theo AFP, với ông Trump, thách thức chính sẽ là làm thế nào để cải thiện quan hệ với ông Putin trong khi vẫn không khiến người khác nghĩ rằng ông mềm mỏng với người đàn ông bị tình báo Mỹ cáo buộc đã chỉ đạo các nỗ lực để gây ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái. “Ông Trump cần phải tỏ ra lịch sử nhưng vẫn cứng rắn và không quá thân thiện”, ông Michael O’Hanlon, chuyên gia về Nga tại Viện Brookings.

Theo ông O’Hanlon, nếu ông Trump muốn cải thiện quan hệ Mỹ - Nga, việc đầu tiên mà ông cần phải làm là bày tỏ mối quan ngại về những hành động gần đây của Nga. “Nếu không, ông Putin có thể sẽ nghĩ rằng ông ấy là một người dễ thuyết phục, còn Quốc hội Mỹ thì sẽ phản đối mạnh hơn những chính sách của ông với Nga”, ông O’Hanlon nhận định.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm tại các sự kiện ngoại giao, cuộc gặp của ông Trump với nhà lãnh đạo lão thành của Nga cũng được cho là nhạy cảm. Hồi tháng 5 vừa qua, ông Trump cũng đã vấp phải những rắc rối khi bị cáo buộc tiết lộ thông tin tình báo mật với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong một cuộc gặp ở Nhà Trắng.

Cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo Nga – Mỹ càng được trông đợi hơn khi chỉ 1 ngày trước khi diễn ra, phát biểu tại Ba Lan ngày 6/7, ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ hợp tác với Ba Lan để đối phó với “hành vi gây bất ổn” của Nga. Ngay sau đó, cùng ngày, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã có phản ứng với tuyên bố của ông Trump. “Chúng tôi không đồng ý với cách tiếp cận đó. Đó chính là lý do chúng tôi chờ đợi cuộc gặp đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo”, ông Peskov nói.

Khi ông Trump bất ngờ giành chiến thắng tại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11 năm ngoái, nhiều người đã nghĩ đó sẽ là khởi đầu cho sự cải thiện mối quan hệ giữa Moscow và Washington. Tuy nhiên, trái với những phán đoán, mối quan hệ Nga – Mỹ vốn đã trở nên căng thẳng dưới thời ông Barack Obama đã trở nên lạnh giá hơn khi Nga ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Tiếp sau đó, Moscow cũng đã nổi giận khi ông Trump ra lệnh tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào Syria hồi tháng 4 vừa qua để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học mà Washington cáo buộc do chính phủ Syria gây ra. Các cuộc đối thoại giữa các quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ và Nga lẽ ra dự kiến diễn ra vào tháng trước cũng đã bị Moscow hủy bỏ sau việc Mỹ quyết định gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào nga vì vụ sáp nhập Crimea. 

Cuộc điều tra của FBI về mối liên hệ giữa nhóm vận động tranh cử của ông Trump với Nga trong thời gian diễn ra bầu cử cũng khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn. Thêm vào đó, việc ông Trump chưa trao trả 2 trụ sở cơ quan ngoại giao của Nga vốn bị Mỹ tịch biên theo lệnh của ông Obama từ cũng ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa 2 nước.

Ông HR McMaster, cố vấn an ninh cấp cao của ông Trump, trước đó cũng cho biết mục tiêu chính của cuộc gặp là để xây dựng mối quan hệ xây dựng hơn với Nga. Tuy nhiên, ông này cũng nói rằng ông Trump dự kiến sẽ đề cập tới những hành vi gây bất ổn của Nga tại cuộc gặp với ông Putin. 

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.