Sai lầm cay đắng của CIA

William Colby người đưa ra các chương trình biệt kích, gián điệp của CIA thả vào miền Bắc Việt Nam.
William Colby người đưa ra các chương trình biệt kích, gián điệp của CIA thả vào miền Bắc Việt Nam.
(PLO) -Trong khi vui mừng về kế hoạch thả biệt kích xâm nhập, thực hiện mục đích chống phá miền Bắc Việt Nam của Nhà Trắng chưa được bao lâu thì CIA đã vấp phải một số thất bại. Tất cả được ghi lại đầy đủ trong cuốn “Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội” của tác giả Richard H.Shultz.

Năm 1962, chương trình hoạt động ngầm của CIA chống Bắc Việt Nam do Colby, Trưởng phòng Viễn Đông thuộc Cục kế hoạch đưa ra ý tưởng trước đó và được Tổng thống Kenedy phê duyệt có nguy cơ thất bại. CIA bắt đầu tính đến một kế hoạch khác thay thế.

Cay đắng vì sai lầm

Trước đó, Colby giải thích, mục đích của chương trình bí mật là "làm tăng tình hình mất an ninh ở Bắc Việt Nam tương xứng với tình hình mất an ninh họ tạo ra ở miền Nam."

Tuy nhiên, như Colby sau này cho biết, chương trình hoạt động ngầm trong hai năm 1961-1963 rất khiêm tốn, chỉ giới hạn ở "các toán gián điệp xâm nhập vào miền Bắc" với nhiệm vụ thu thập tình báo. Sang năm 1962, họ chuyển sang nhiệm vụ phá hoại và quấy rối. Vào năm sau, các toán gián điệp được giao nhiệm vụ tiến hành chiến tranh tâm lý. 

Ấy nhưng, trong hơn 30 toán gián điệp và các điệp viên đơn tuyến được cử xâm nhập miền Bắc qua đường biển, đường không và đường bộ trong giai đoạn 1961-1963 thì chỉ còn bốn toán và một điệp viên được coi là còn hoạt động ở miền Bắc. Số còn lại đã chết, đang ở trong nhà tù, hoặc hoạt động dưới sự kiểm soát của đối phương. 

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố của CIA ở Bắc Việt Nam nhưng tựu chung lại đó là do CIA nóng vội, chủ quan, đã tuyển chọn lực lượng làm gián điệp, biệt kích và huấn luyện không kỹ càng.

Các toán được xâm nhập rải rác khắp miền Bắc mà không tập trung vào một vùng nhất định sau đó mới mở rộng. Những chuyến xâm nhập này được "thả tù mù”, hơn nữa, CIA không có mạng lưới tình báo ở miền Bắc nên không thể làm gì hơn được.

Chưa hết, để vớt vát những thành công nào đó, ngoài các toán gián điệp, Trung tâm CIA ở Sài Gòn còn thực hiện một số hoạt động quy mô nhỏ dọc theo bờ biển Bắc Việt Nam, nhưng cũng không thu được kết quả. 

Sau những thất bại này, vào cuối năm 1962, Colby đã vạch kế hoạch chuyển trọng tâm hoạt động ngầm chống lại miền Bắc của CIA sang hoạt động chiến tranh tâm lý mà đến thời điểm đó vẫn bị coi nhẹ.

Ông ta từng kết luận, "hoạt động gián điệp không hiệu quả. Lập luận của tôi là nếu chúng ta dành nỗ lực đúng mức vào hoạt động chiến tranh tâm lý bao gồm đài phát thanh và những thứ tương tự, bạn có thể tạo ra tác động vì những người cộng sản thường rất nhạy cảm với mối nguy hiểm của sự chống đối và nếu bạn tạo cho họ có ấn tượng rằng có một nhóm đối lập trong hàng ngũ của họ, thì điều đó sẽ làm cho họ phát điên”.

Herb Weisshart được cử đến Sài Gòn để lãnh đạo hoạt động chiến tranh tâm lý. Ông ta đã từng thực hiện các hoạt động tương tự đối với các mục tiêu khác. "Hầu như mọi thứ chúng ta làm chống lại miền Bắc đều đã thực hiện ở đâu đó”. Khi đến Sài Gòn, Weisshart thấy rằng "chưa hề có một hoạt động chiến tranh tâm lý nào, họ giao cho tôi làm kế hoạch".

Kế hoạch này bao gồm "tăng cường thả truyền đơn, các chương trình phát thanh" và tạo ra một phong trào chống đối giả có tên "Gươm thiêng ái quốc" của Liên đoàn những người yêu nước. Theo Weisshart, mục đích của chương trình chiến tranh tâm lý là "xem chúng ta có thể làm được gì để buộc Bắc Việt Nam phải dành ra một phần nguồn lực và phải lo lắng về những gì chúng ta đang làm ở hậu phương của họ".

Như vậy, đến hết năm 1962, chương trình hoạt động ngầm của CIA chẳng thu được tý lợi lộc nào và cũng không thể đạt được những ý định của ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Kenedy. Cơ quan này lại tiếp tục chuẩn bị một kế hoạch hoạt động ngầm khác chống lại Bắc Việt Nam và gửi cho Tổng thống tháng 1/1963, nhưng Mac Bundy nghi ngờ khả năng thực hiện kế hoạch đó.

Bundy nói với Kenedy "không có đủ cơ sở để tin rằng việc thực hiện kế hoạch này sẽ không gặp phải những khó khăn mà CIA đã từng đối mặt tại các địa bàn bị từ chối".

Robert S. McNamara và tướng Maxwell D. Taylor gặp Kennedy sau chuyến đi thăm Nam Việt Nam năm 1963.
Robert S. McNamara và tướng Maxwell D. Taylor gặp Kennedy sau chuyến đi thăm Nam Việt Nam năm 1963.

Kế hoạch mới

Tháng 7/1962, McNamara tổ chức một cuộc họp tại Hawai với các quan chức của Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, CIA, Bộ Ngoại giao và MACV để xem xét việc quân đội tiếp nhận các hoạt động bán quân sự ở Việt Nam theo Chỉ thị 57 của Tổng thống Kenedy.

Tại cuộc họp, Tướng Harkin nói với McNamara một cách tin tưởng rằng "Chúng ta đang ở phía giành chiến thắng. Nếu các chương trình được tiếp tục, các hoạt động của Việt Cộng sẽ suy giảm". Để chứng minh, ông ta tóm tắt những tiến bộ thu được từ các chương trình ấp chiến lược, hoạt động của Quân đội Việt Nam cộng hòa, việc huấn luyện lực lượng phòng vệ dân sự và bảo an...

McNamara nhận xét sau bản báo cáo này rằng, "sáu tháng trước, hầu như chúng ta không có tin tức gì tích cực, từ đó đến nay chúng ta đã đạt được những tiến bộ to lớn". McNamara hỏi Harkin, còn bao lâu nữa thì "Việt Cộng bị tiêu hao đến mức chỉ còn là lực lượng không đáng kể".

Người đứng đầu MACV đã trả lời "dự kiến mất khoảng một năm sau khi quân đội Việt Nam cộng hòa đạt đến mức hoạt động tối đa và gây sức ép đối với Việt Cộng ở mọi nơi". Tuy nhiên McNamara tỏ ra thận trọng hơn Harkin, cho rằng cần phải mất khoảng ba năm để quân đội Việt Nam trở nên "hoạt động tối đa" và kết liễu Việt Cộng". 

Ngay sau cuộc họp này, tướng Max Taylor đã trình bày một bản báo cáo khi trở về từ Nam Việt Nam. Ông ta nhấn mạnh, "đã đạt nhiều tiến bộ kể từ chuyến thăm của tôi tháng 10/1961". Nói tóm lại, cả McNamara, Harkin, Taylor đều phấn khởi vì những tiến bộ ở Việt Nam vào năm 1962. Ấy nhưng, điều bất ngờ đã xảy ra và chứng minh, những tiến bộ ở Nam Việt Nam chỉ là giả tạo.

Ngay sau khi Báo cáo tình báo của CIA được đưa ra thì tình hình chính trị ở Nam Việt Nam trở nên hỗn loạn. Trước tiên là sự kiện viên phó tỉnh trưởng người Thiên Chúa giáo ra lệnh cho quân lính xả súng vào hai muơi nghìn Phật tử đang kỷ niệm ngày Phật đản ở Huế. Sự kiện Huế phơi bày một điểm yếu nữa của Chính phủ Sài Gòn lúc bấy giờ.

Trong khi ở miền Nam đa số dân chúng theo đạo Phật, phần lớn các vị trí chủ yếu trong bộ máy hành chính, quân sự và cơ quan cảnh sát lại là người công giáo. Tôn giáo trở thành con đường tiến thân, tạo ảnh hưởng chính trị và ngay cả Diệm cùng người thân trong gia đình cũng là những người theo đạo Thiên Chúa..

Phản ứng lại xu hướng thân công giáo, Phật tử hình thành tổ chức chính trị đối lập chống chính phủ Diệm vào cuối những năm 1950 và phát triển thành một phong trào chính trị quan trọng. Tại Huế đã diễn ra những cuộc biểu tình lớn với những vụ sư tự thiêu để phản đối hành động của chính phủ. Những hình ảnh nhà sư tự thiêu trên đường phố Sài Gòn đã làm cho Tổng thống Kenedy choáng váng. 

Trước nguy cơ đổ vỡ “bức tường” bù nhìn tại Nam Việt Nam, ảnh hưởng đến "tin vui" năm 1962, chính quyền Mỹ đã tìm cách giải quyết tình hình. Tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng tổ chức tại Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương ngày 6-5-1963, các nhà quân sự Lầu Năm Góc đã khẳng định, việc gia tăng hoạt động bí mật chống phá miền Bắc trở thành một nội dung chủ yếu. Họ quyết định gây sức ép đối với miền Bắc Việt Nam bằng một chiến lược mới, quy củ, bài bản và cũng đầu tư tốn kém.

Cuối tháng 5, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân chỉ thị cho Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương gia tăng hoạt động bí mật ở Bắc Việt Nam. Đô đốc Felt giao cho ban tham mưu vạch kế hoạch cho những hoạt động này. Ngày 17/6/1963, Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương đệ trình bản thảo kế hoạch hoạt động lên Hội đồng tham mưu trưởng liên quân.

Bản kế hoạch này đề xuất hàng loạt hoạt động ngầm sẽ được thực hiện để chống lại miền Bắc Việt Nam nằm trong một kế hoạch tổng thể mang tên Kế hoạch 34A - được biết đến với tên tiếng Anh là OPLAN34A. Mục đích hoạt động này là buộc miền Bắc Việt Nam phải giảm bớt, và khi có thể, chấm dứt sự hỗ trợ đối với hoạt động bạo loạn ở miền Nam.

Thế nhưng, kế hoạch này đã không được Maxwell Taylor, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ lúc đó phê duyệt ngay. Ông ta đã giữ Kế hoạch OPLAN34A trong hai tháng liền nhưng cũng chẳng được lý giải một cách ngọn ngành với các giới chức Nhà Trắng sau này...

Đọc thêm

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.