Phong tục đón Tết nguyên đán thú vị ở các nước châu Á

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Hơn 20% dân số thế giới đón Tết Nguyên đán, trong đó có Việt Nam. Với người dân ở các nước này, đây chính là dịp lễ quan trọng nhất trong năm.

Trung Quốc

Với người Trung Quốc, Tết Nguyên đán còn được gọi là Lễ hội mùa Xuân. Dịp lễ này đánh dấu sự kết thúc của những ngày lạnh nhất trong năm, đón chào những ngày mùa xuân tươi đẹp, mùa của sự sinh sôi, nảy nở; mùa của việc gieo trồng và thu hoạch, của những sự khởi đầu mới.

Tết Nguyên đán ở Trung Quốc kéo dài hơn Việt Nam, bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng 15/1 âm lịch. 

Theo truyền thống, vào dịp Tết, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để xua đuổi tà ma và mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

Cũng theo một truyền thuyết của người Trung Quốc, vào đêm Giao thừa mỗi năm, một con quái thú tên Nian sẽ xuất hiện. Hầu hết mọi người sẽ ở trong nhà nhưng một cậu bé dũng cảm sẽ dùng pháo chiến đấu chống lại con quái thú. Vào ngày hôm sau mọi người sẽ đốt thêm pháo để ăn mừng sống sót. 

Pháo được cho là có thể khiến quái vật sợ hãi và xua đuổi những điều không may mắn. Việc đốt pháo vì vậy trở thành một phần quan trọng trong nghi lễ đón tết, được người dân ở các nơi sử dụng vào đêm Giao thừa để đón chào năm mới và những điều may mắn.

Trong ngày đầu năm mới, người Trung Quốc cũng kiêng quét nhà vì sợ quét đi mất may mắn, lì xì cho người già và trẻ nhỏ.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc kéo dài hơn ở Việt Nam
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc kéo dài hơn ở Việt Nam

Hàn Quốc

Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày Tết Nguyên đán còn được gọi là Seollal. Với người Hàn Quốc, đây là dịp dành cho gia đình. Vì vậy, kỳ nghỉ 3 ngày này được nhiều người Hàn Quốc sử dụng để trở về quê hương, thăm cha mẹ, người thân.

Trong ngày đầu tiên của năm mới, người Hàn Quốc sẽ thể hiện sự tôn kính với tổ tiên bằng nghi lễ cúng có tên Chesa do trưởng nam trong gia đình chủ trì.

Mâm cỗ cúng của người Hàn Quốc dịp đầu năm thường có đến hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món Tteokguk - bánh canh gạo, mang ý nghĩa thêm một tuổi mới – để các thành viên trong gia đình cùng ăn.

Trong ngày đầu tiên của năm mới, người Hàn Quốc cũng thực hiện nghi thức Sebae. Theo nghi thức này, người lớn tuổi sẽ ngồi ở chính giữa phòng ngủ của mình để lần lượt con, cháu xếp hàng thực hiện nghi lễ chúc mừng năm mới. 

Nghi lễ chúc mừng năm mới của người Hàn Quốc
Nghi lễ chúc mừng năm mới của người Hàn Quốc

Trong khi cúi đầu hành lễ, trẻ em phải nói “saehae bok manee badesaeyo”, có nghĩa là “Chúc ông bà có nhiều phúc lành trong năm mới”. Người lớn sau đó sẽ lì xì cho trẻ nhỏ, cho trẻ bánh gạo hoặc trái cây.

Vào dịp tết, người Hàn Quốc thường treo một chiếc xẻng bằng rơm “Bok jo ri” ở ngoài cửa với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.

Singapore

Tương tự người Việt, việc đón Tết cổ truyền của người Singapore cũng được bắt đầu với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để chào đón những may mắn trong năm mới. Dịp Tết của người Singapore diễn ra với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội hoa đăng, Lễ hội River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay. 

Tết Nguyên Đán của người Singapore cũng bao gồm các phong tục tương tự như người Việt, như quây quần bên mâm cơm cuối năm, chúc Tết các thành viên trong gia đình, họ hàng, mừng tuổi cho người già và trẻ nhỏ… 

Tuy nhiên, các hoạt động ngoài trời ở nước này vào dịp Tết diễn ra rất hoành tráng. Các đường phố được trang trí rực rỡ sắc màu. 

Nhiều gian hàng trưng bày được dựng lên trong khi các hoạt động biểu diễn cũng được tổ chức rất quy mô và bài bản, thu hút đông đảo người dân ở địa phương và du khách. 

Không gian ngập tràn sắc màu dịp tết tại Singapore
Không gian ngập tràn sắc màu dịp tết tại Singapore

Malaysia 

Với việc có đến 1/4 dân số là người Hoa, Tết Nguyên đán cũng là là một dịp rất quan trọng với Malaysia. Đây là kỳ nghỉ chính thức tại quốc gia này.

Vào tối Giao thừa, Malaysia sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại tháp đôi Petronas. Các hoạt động như múa lân, sư tử diễn ra tại khu phố người Hoa. 

Tương tự nhiều nước đón Tết Nguyên đán khác, đây cũng là dịp để người dân ở Malaysia có dịp đoàn tụ, quây quần bên nhau.

Múa lân ở Malaysia
Múa lân ở Malaysia

Triều Tiên

Tết Nguyên đán được coi là một ngày lễ Tết ở Triều Tiên kể từ năm 1989. Dịp Tết của người dân Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống không thể thiếu như dán hình động vật lên cửa để cầu may, xem bói, đón trăng mọc…

Vào đêm 30 Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau quét dọn nhà cửa, treo câu đối, tranh Tết, làm cơm Tết và quây quần bên nhau để chuẩn bị đón thời khắc chuyển giao của đất và trời.

Sáng mùng 1, người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ đại diện làm lễ tạ ơn gia tiên. Trong mâm cỗ Tết của người Triều Tiên vào dịp Tết luôn có món Ttok-kuk - món ăn được chế biến từ bánh gạo, đậu xanh và nước cơm mà theo quan niệm của người Triều Tiên có thể giúp mọi người sống lâu hơn.

Trẻ em Triều Tiên vui chơi dịp Tết
Trẻ em Triều Tiên vui chơi dịp Tết

Đọc thêm

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.