Còn 5.000 người mất tích trong động đất, sóng thần ở Indonesia

Ảnh: Reuters/VnE
Ảnh: Reuters/VnE
(PLO) - Người phát ngôn Cơ quan quản lý thảm họa quốc gia Indonesia (BNPB) Sutopo Purwo Nugroho ngày 7/10 cho biết, số người được cho là còn mất tích sau thảm họa động đất và sóng thần trên đảo Sulawesi của Indonesia hồi cuối tháng trước là khoảng 5.000 người.

Theo AFP, đến ngày 7/10, BNPB cho biết đã tìm thấy 1.763 thi thể trong thảm họa hôm 28/9. Tuy nhiên, theo ông Nugroho, dựa trên thông tin do trưởng những ngôi làng ở 2 khu vực Balaroa và Petobo, hiện vẫn còn khoảng 5.000 người chưa tìm thấy. Đây là 2 trong số những địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi động đất và sóng thần tại thành phố Palu.

Ông Nugroho cũng cho biết, việc tìm kiếm những người hiện chưa xác định được tung tích sẽ tiếp diễn đến ngày 11/10. Sau ngày này, việc tìm kiếm sẽ dừng lại và những người đang được liệt kê vào diện mất tích sẽ được xem là đã tử vong. 

Con số trên tăng đáng kể so với ước tính ban đầu về số nạn nhân mất tích vì thiên tai. Trong khi đó, các nỗ lực cứu trợ cũng đang được đẩy nhanh nhằm hỗ trợ 200.000 người bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần tàn khốc. 

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.