Thế giới sẽ không còn "Cánh cửa đến địa ngục"

Hố lửa đang bốc cháy, được gọi là "Cánh cửa dẫn đến địa ngục," ở sa mạc Karakum của Turkmenistan. Ảnh: AFP
Hố lửa đang bốc cháy, được gọi là "Cánh cửa dẫn đến địa ngục," ở sa mạc Karakum của Turkmenistan. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdymuhamedov đã ra lệnh cho Chính phủ tìm cách dập tắt một miệng núi lửa trông giống như địa ngục đã cháy ở sa mạc Karakum trong 50 năm qua.

Miệng núi lửa nằm gần làng Darvaza, cách thủ đô Ashgabat của Turkmenistan khoảng 270 km, có tên chính thức là "Ánh hào quang của Karakum", nhưng người dân địa phương thường gọi nó là "Cánh cửa đến địa ngục'".

Hố rộng 60 mét là do con người tạo ra, được hình thành do sự cố sập mặt đất trong quá trình thăm dò khí đốt vào năm 1971. Nó được đốt cháy có chủ ý vì lo ngại rằng khí độc có thể đe dọa con người và động vật hoang dã trong khu vực.

Nó được dự đoán sẽ cháy nhanh chóng, nhưng miệng núi lửa bằng cách nào đó vẫn phun ra ngọn lửa cho đến ngày nay, tạo ra một hiện tượng đáng sợ nhưng thực sự đẹp như tranh vẽ.

"Cánh cửa đến địa ngục" đã trở thành một trong những địa danh nổi tiếng trên thế giới của quốc gia Trung Á. Tuy nhiên, du lịch không thực sự bùng nổ ở Turkmenistan, nơi có ít hơn 10.000 khách nước ngoài đến thăm mỗi năm.

Đây có thể là điểm cân nhắc quan trọng đằng sau quyết định dập tắt ngọn lửa của Tổng thống Berdymuhamedov, người thích nhảy dù, lái máy bay trực thăng, lái xe đua và thể hiện kỹ năng bắn súng.

Trong cuộc họp trực tuyến với chính phủ hôm thứ Sáu, ông lập luận rằng đất nước đang mất đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, có thể bị bán ra nước ngoài và số tiền được sử dụng để cải thiện đời sống của người dân. Người đứng đầu nhà nước nói thêm rằng khí đốt cháy cũng gây hại cho con người và môi trường.

Ông Berdymuhamedov nói với Phó Thủ tướng phụ trách ngành dầu khí tổ chức thảo luận với các nhà khoa học, kể cả các chuyên gia nước ngoài, để tìm cách đối phó với ngọn lửa.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu điều này cuối cùng có đóng "Cánh cửa địa ngục" hay không, vì Tổng thống trước đó đã ra lệnh tương tự vào năm 2010, nhưng nó không thể được thực hiện.

Hình ảnh "Cánh cửa đến địa ngục" từng là một trong những địa danh nổi tiếng thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...